Loading


Hướng dẫn lập ghi chú điểm tọa độ địa chính chuẩn nhất 2024

Hướng dẫn lập ghi chú điểm tọa độ địa chính chuẩn nhất 2024. Độ chính xác bản đồ địa chính là bao nhiêu? Đối tượng thửa đất được thể hiện trong nội dung bản đồ địa chính ra sao?

Nội dung chính

    Hướng dẫn lập ghi chú điểm tọa độ địa chính chuẩn nhất 2024

    Mẫu ghi điểm địa chính được quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT

    Căn cứ tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định hướng dẫn lập ghi chú điểm tọa độ địa chính cụ thể như sau:

    (1) Số hiệu điểm

    - Ghi số hiệu điểm địa chính theo quy định trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    (2) Mảnh bản đồ thể hiện điểm địa chính

    - Ghi phiên hiệu, tên gọi, tỷ lệ mảnh bản đồ thiết kế lưới.

    (3) Tọa độ khái lược

    - Ghi khái lược kinh độ, vĩ độ và độ cao (lấy trên bản đồ thiết kế lưới); kinh, vĩ độ đến 0,1 phút; độ cao lấy đến mét.

    (4) Phương pháp đo

    - Theo quy định trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (ví dụ: Công nghệ GNSS, đường chuyền...) và thực tế thi công.

    (5) Loại mốc

    - Ghi điểm này tận dụng mốc cũ... (tên mốc cũ), làm mới..., mốc gắn trên công trình (ghi mốc chôn, mốc gắn trên núi đá, nền đá, mốc gắn trên vật kiến trúc..

    (6) Nơi chôn, gắn mốc

    - Ghi hình thức sử dụng đất, chất đất (hình thức sử dụng đất chung hay riêng, chất đất theo thực tế). Nếu gắn trên vật kiến trúc, trên đá thì ghi rõ gắn trên (tháp nước, nhà mái bằng, nền đá…).

    (7) Địa chỉ

    - Ghi họ và tên người sử dụng đất, tên riêng khu vực, công trình chôn, gắn mốc, tên đường phố; địa chỉ hiện tại nơi chôn mốc (thôn, bản, làng, xã...).

    (8) Đường đi tới điểm gần nhất

    - Ghi rõ đi từ địa điểm cụ thể nào, đi bằng phương tiện gì. Nếu đi bộ qua rừng, núi thì phải ghi khoảng thời gian đi.

    (9) Sơ đồ vị trí điểm và vật chuẩn

    - Kích thước ô thể hiện 10 x 10 cm. Chọn tỷ lệ thích hợp để vẽ được 3 vật chuẩn nằm trong khung sơ đồ. Chỉ vẽ các yếu tố chính có liên quan đến tìm điểm. Vật chuẩn được chọn phải là địa vật cố định, ổn định lâu dài ở thực địa.

    Như vậy, trên đây là hướng dẫn lập ghi chú điểm tọa độ địa chính chuẩn nhất 2024.

    >>> Tải về Mẫu ghi chú điểm địa chính tại đây

    Hướng dẫn lập ghi chú điểm tọa độ địa chính chuẩn nhất 2024

    Hướng dẫn lập ghi chú điểm tọa độ địa chính chuẩn nhất 2024 (Hình từ Internet)

    Độ chính xác bản đồ địa chính là bao nhiêu?

    Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 8 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định độ chính xác bản đồ địa chính như sau:

    - Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm đo so với điểm khởi tính sau bình sai không vượt quá 0,1 mm tính theo tỷ lệ bản đồ cần lập.

    - Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểm tọa độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có tọa độ khác lên bản đồ địa chính dạng số được quy định là bằng không (không có sai số).

    - Đối với bản đồ địa chính, dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ không vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không vượt quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết.

    - Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá:

    + 5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200;

    + 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500;

    + 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000;

    + 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000;

    + 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000;

    + 300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000.

    + Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000,1:2000 thì sai số vị trí điểm nêu tại điểm c và điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT được phép tăng 1,5 lần.

    - Đối với đất phi nông nghiệp, sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập, nhưng không vượt quá 4 cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất có chiều dài dưới 5 m.

    + Đối với đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng thì sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ nêu trên được phép tăng 1,5 lần.

    - Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác của điểm khống chế đo vẽ.

    - Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm so với điểm khống chế gần nhất và sai số tương hỗ vị trí điểm.

    Trị tuyệt đối sai số lớn nhất khi kiểm tra không được vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép, số lượng sai số kiểm tra có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến 100%) trị tuyệt đối sai số lớn nhất cho phép không quá 10% tổng số các trường hợp kiểm tra.

    Trong mọi trường hợp các sai số nêu trên không được mang tính hệ thống.

    Như vậy, bản đồ địa chính có độ chính xác được quy định như trên.

    Đối tượng thửa đất được thể hiện trong nội dung bản đồ địa chính ra sao?

    Căn cứ theo điểm 2.3 khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định đối tượng thửa đất thể hiện trong nội dung bản đồ địa chính cụ thể như sau:

    - Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;

    - Đỉnh thửa đất là các điểm gấp khúc trên đường ranh giới thửa đất; đối với các đoạn cong trên đường ranh giới, đỉnh thửa đất trên thực địa được xác định đảm bảo khoảng cách từ cạnh, nối hai điểm chi tiết liên tiếp đến đỉnh cong tương ứng không lớn hơn 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập;

    - Cạnh thửa đất trên bản đồ được xác định bằng đoạn thẳng nối giữa hai đỉnh liên tiếp của thửa đất;

    - Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó;

    - Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì ranh, giới thửa đất được xác định là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó;

    - Đối với ruộng bậc thang thì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao ngoài cùng, bao gồm các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng đất, thuộc phạm vi sử dụng của một người sử dụng đất hoặc một nhóm người cùng sử dụng đất (không phân biệt theo các đường bờ chia cắt bậc thang bên trong khu đất tại thực địa);

    - Trường hợp ranh giới thửa đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng là bờ thửa, đường rãnh nước dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo đường tâm của đường bờ thửa, đường rãnh nước.

    Trường hợp độ rộng đường bờ thửa, đường rãnh nước bằng hoặc lớn hơn 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo mép của đường bờ thửa, đường rãnh nước.

    Như vậy, đối tượng thửa đất được thể hiện nội dung trong bản đồ địa chính theo như quy định cụ thể nêu trên.

    saved-content
    unsaved-content
    81