Loading


Hướng dẫn trình bày tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trong văn bản hành chính được trình bày như thế nào?

Hướng dẫn trình bày tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trong văn bản hành chính được trình bày như thế nào? Có thể tham khảo vấn đề này ở đâu?

Nội dung chính

    Hướng dẫn trình bày tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trong văn bản hành chính được trình bày như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính do Bộ Nội vụ ban hành thì việc trình bày tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được thực hiện như sau:

    1. Thể thức

    Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Văn phòng Quốc hội; Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tập đoàn Kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 không ghi cơ quan chủ quản.

    Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có) (đối với các tổ chức kinh tế có thể là công ty mẹ) và tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

    a) Tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản phải được ghi đầy đủ hoặc được viết tắt theo quy định tại văn bản thành lập, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy, phê chuẩn, cấp giấy phép hoạt động hoặc công nhận tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, ví dụ:

    BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

    TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

    HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
    TỈNH NGHỆ AN

    ỦY BAN NHÂN DÂN
    TỈNH THÁI NGUYÊN

    b) Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp có thể viết tắt những cụm từ thông dụng như Ủy ban nhân dân (UBND), Hội đồng nhân dân (HĐND), Việt Nam (VN), ví dụ:

    UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
    SỞ NỘI VỤ

    VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VN
    VIỆN DÂN TỘC HỌC

    2. Kỹ thuật trình bày

    Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày tại ô số 2; chiếm khoảng 1/2 trang giấy theo chiều ngang, ở phía trên, bên trái.

    Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cùng cỡ chữ như cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng. Nếu tên cơ quan, tổ chức chủ quản dài, có thể trình bày thành nhiều dòng.

    Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trình bày bằng chữ in hoa, cùng cỡ chữ như cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức chủ quản; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ. Trường hợp tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản dài có thể trình bày thành nhiều dòng, ví dụ:

    BỘ NỘI VỤ
    CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ 
    NHÀ NƯỚC

    Các dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn.

    Trên đây là nội dung quy định về việc trình bày tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 01/2011/TT-BNV.

     

    saved-content
    unsaved-content
    731