Loading


Ký hiệu của đất lúa nương trên bản đồ địa chính được quy định như thế nào?

Ký hiệu của đất lúa nương trên bản đồ địa chính được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Ký hiệu của đất lúa nương trên bản đồ địa chính được quy định như thế nào?

    Căn cứ tiểu mục 13 mục III Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định liên quan đến các ký hiệu đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính, trong đó có quy định đất lúa nương là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp và ký hiệu của đất lúa nương trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính.

    Theo đó, ký hiệu đất lúa nương thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính là LUN.

    Ký hiệu của đất lúa nương trên bản đồ địa chính được quy định như thế nào?Ký hiệu của đất lúa nương trên bản đồ địa chính được quy định như thế nào? (Hình từ internet)

    Bản đồ địa chính được lập để phục vụ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

    Căn cứ khoản 2 Điều 16 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định:

    Lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai
    1. Việc lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được thực hiện theo quy định về đo đạc lập bản đồ địa chính.
    2. Bản đồ địa chính được lập để phục vụ công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và các yêu cầu khác của quản lý nhà nước về đất đai.
    Sổ mục kê đất đai được lập để liệt kê các thửa đất và đối tượng địa lý hình tuyến; lập thành một hoặc nhiều quyển; được lập cùng với việc lập bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính theo quy định về đo đạc lập bản đồ địa chính.
    ...

    Như vậy, theo quy định thì bản đồ được lập để phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ngoài ra còn để phục vụ công tác đăng ký đất đai và các yêu cầu khác của quản lý nhà nước về đất đai.

    Bản đồ địa chính do Văn phòng đăng ký đất đai quản lý?

    Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 23 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định:

    Thực hiện quản lý hồ sơ địa chính
    1. Quản lý hồ sơ địa chính dạng số:
    a) Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    b) Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai mà chưa kết nối với cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.2. Quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy:
    a) Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý các tài liệu gồm:
    - Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết và hồ sơ do cơ quan giải quyết thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo quy định chuyển đến;
    - Bản đồ địa chính, mảnh trích đo bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác đang sử dụng để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
    - Hệ thống sổ địa chính đang sử dụng, được lập cho các đối tượng đăng ký thuộc thẩm quyền;
    - Hồ sơ địa chính đã lập qua các thời kỳ không sử dụng thường xuyên trong quản lý đất đai;
    ...

    Như vậy, bản đồ địa chính là một trong các tài liệu do Văn phòng đăng ký đất đai quản lý, ngoài ra theo quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 23 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT thì bản đồ địa chính còn được chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.

    Ký hiệu bản đồ địa chính được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định ký hiệu bản đồ địa chính cụ thể như sau:

    (1) Ký hiệu bản đồ địa chính quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT được sử dụng chung để thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 dạng số và dạng giấy.

    - Những trường hợp đặc biệt chỉ áp dụng cho bản đồ số hoặc bản đồ giấy hoặc một loại nội dung bản đồ hay một loại tỷ lệ bản đồ sẽ có quy định riêng trong ký hiệu và giải thích ký hiệu.

    (2) Ký hiệu chia làm 3 loại:

    - Ký hiệu vẽ theo tỷ lệ: vẽ đúng theo hình dạng, kích thước của địa vật tính theo tỷ lệ bản đồ.

    - Ký hiệu vẽ nửa theo tỷ lệ: ký hiệu có một chiều tỷ lệ với kích thước thực của địa vật, chiều kia biểu thị quy ước không theo tỷ lệ bản đồ.

    - Ký hiệu không theo tỷ lệ là ký hiệu vẽ quy ước, không theo đúng tỷ lệ kích thước của địa vật, các ký hiệu này dùng trong trường hợp địa vật không vẽ được theo tỷ lệ bản đồ và một số trường hợp địa vật vẽ được theo tỷ lệ nhưng cần sử dụng thêm ký hiệu quy ước đặt vào vị trí quy định để tăng thêm khả năng đọc, khả năng định hướng của bản đồ.

    (3) Tâm của ký hiệu không theo tỷ lệ bản đồ được bố trí trùng với tâm của đối tượng bản đồ.

    - Ký hiệu có dạng hình học: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật... thì tâm của hình hình học là tâm của ký hiệu.

    - Ký hiệu tượng hình có chân là vòng tròn ở chân: trường học, trạm biến thế... thì tâm của vòng tròn là tâm của ký hiệu.

    - Ký hiệu tượng hình có chân dạng đường đáy: đình, chùa, tháp, đài phun nước... thì điểm giữa của đường đáy là tâm của ký hiệu.

    (4) Ghi chú gồm ghi chú định danh thể hiện địa danh, tên các đối tượng bản đồ và ghi chú thuyết minh thể hiện thông tin thuộc tính của địa vật.

    - Ghi chú được thể hiện bằng tiếng Việt; địa danh bằng tiếng dân tộc ít người phải được phiên âm sang tiếng Việt.

    - Chỉ được sử dụng ký hiệu, phông chữ, chữ số đúng với quy định tại Thông tư 25/2014/TT-BTNMT để thể hiện nội dung ghi chú.

    - Ghi chú được sắp xếp song song với khung phía Nam của mảnh bản đồ địa chính, trừ ghi chú địa vật hình tuyến và ghi chú thửa đất hẹp thi sắp xếp ghi chú theo hướng địa vật, đầu các ghi chú hướng lên phía khung Bắc.

    (5) Khi thể hiện các công trình xây dựng bằng ký hiệu tượng trưng và ghi chú mà đối tượng đó nằm gọn trong ranh giới thửa đất thì phải thể hiện đầy đủ thông tin của thửa đất chứa đối tượng đó.

    - Các công trình xây dựng có kích thước nhỏ, hẹp tại các khu vực thửa nhỏ và dày đặc, khi thể hiện có thể gây khó đọc và rối nội dung bản đồ thì được phép chỉ chọn lọc một số công trình có giá trị lịch sử, văn hóa và ý nghĩa định hướng cao để thể thể hiện.

    (6) Các đối tượng bản đồ có ý nghĩa định hướng cao mà không ghi chú được vào bên trong đối tượng thì ghi chú ra ngoài và đánh mũi tên chỉ vào đối tượng.

    saved-content
    unsaved-content
    31