Loading


Mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng mới nhất 2024

Tải về Mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng mới nhất 2024? Điều kiện cấp giấy phép xây dựng là gì?

Nội dung chính

    Tải về Mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng mới nhất 2024

    Mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng áp dụng hiện nay là mẫu 01 Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 15/2021/NĐ-CP

    Mẫu này được sử dụng cho công trình: Không theo tuyến; Theo tuyến trong đô thị; Tín ngưỡng, tôn giáo; Tượng đài, tranh hoành tráng; Nhà ở riêng lẻ; Sửa chữa, cải tạo; Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến; Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị; Dự án; Di dời công trình.

    Tải về Mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng mới nhất 2024

    Mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng mới nhất 2024

    Mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng mới nhất 2024 (Ảnh từ Internet)

    Điều kiện cấp giấy phép xây dựng là gì?

    Căn cứ Điều 41 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định:

    Điều kiện cấp giấy phép xây dựng
    1. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với các trường hợp cụ thể được quy định tại các Điều 91, 92, 93 và Điều 94 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Luật Kiến trúc năm 2019 và Luật số 62/2020/QH14.
    2. Xác định điều kiện phù hợp với quy hoạch trong một số trường hợp:
    a) Đối với khu vực đã có quy hoạch xây dựng và theo quy định, dự án đầu tư xây dựng phải phù hợp với quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác thì quy hoạch xây dựng và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành này là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng;
    b) Đối với khu vực chưa có quy hoạch xây dựng thì quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác có liên quan hoặc thiết kế đô thị hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về vị trí và tổng mặt bằng (đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị) là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.
    3. (Khoản này bị bãi bỏ bởi Khoản 13 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP)
    4. Đối với các công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng có yêu cầu thẩm tra theo quy định tại khoản 6 Điều 82 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, báo cáo kết quả thẩm tra ngoài các yêu cầu riêng của chủ đầu tư, phải có kết luận đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của hồ sơ thiết kế xây dựng.

    Như vậy, điều kiện cấp giấy phép xây dựng được quy định cụ thể như sau:

    (1) Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với các trường hợp cụ thể được quy định tại các Điều 91, 92, 93, 94 của Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật Kiến trúc 2019Luật Xây đựng sửa đổi 2020).

    (2) Xác định điều kiện phù hợp với quy hoạch trong một số trường hợp:

    - Đối với khu vực đã có quy hoạch xây dựng và theo quy định, dự án đầu tư xây dựng phải phù hợp với quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác thì quy hoạch xây dựng và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành này là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng;

    - Đối với khu vực chưa có quy hoạch xây dựng thì quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác có liên quan hoặc thiết kế đô thị hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về vị trí và tổng mặt bằng (đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị) là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.

    (3) Đối với các công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng có yêu cầu thẩm tra theo quy định tại khoản 6 Điều 82 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, báo cáo kết quả thẩm tra ngoài các yêu cầu riêng của chủ đầu tư, phải có kết luận đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của hồ sơ thiết kế xây dựng.

    Trình tự, nội dung xem xét cấp giấy phép xây dựng quy định ra sao?

    Căn cứ Điều 54 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:

    Trình tự, nội dung xem xét cấp giấy phép xây dựng
    1. Trình tự cấp giấy phép xây dựng:
    a) Cơ quan cấp giấy phép xây dựng thực hiện kiểm tra, đánh giá hồ sơ và cấp giấy phép xây dựng theo quy trình quy định tại Điều 102 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14;
    b) Cơ quan cấp giấy phép xây dựng sử dụng chữ ký điện tử của cơ quan mình hoặc mẫu dấu theo quy định tại Mẫu số 13 Phụ lục II Nghị định này để đóng dấu xác nhận bản vẽ thiết kế kèm theo giấy phép xây dựng cấp cho chủ đầu tư.
    2. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện cấp giấy phép xây dựng quy định tại Điều 41 Nghị định này. Việc kiểm tra các nội dung đã được cơ quan, tổ chức thẩm định, thẩm duyệt, thẩm tra theo quy định của pháp luật được thực hiện như sau:
    a) Đối chiếu sự phù hợp của bản vẽ thiết kế xây dựng tại hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng với thiết kế cơ sở được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định và đóng dấu xác nhận đối với các công trình thuộc dự án có yêu cầu thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;
    b) Kiểm tra sự phù hợp của bản vẽ thiết kế xây dựng tại hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng với bản vẽ thiết kế xây dựng được thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với các công trình xây dựng thuộc đối tượng có yêu cầu thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy;
    c) Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của báo cáo kết quả thẩm tra đối với công trình có yêu cầu phải thẩm tra thiết kế theo quy định tại Nghị định này.

    Như vậy, trình tự và nội dung xem xét cấp giấy phép xây dựng được quy định như trên.

    saved-content
    unsaved-content
    137