Loading


Người đăng ký thuê nhà thuộc tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở không bốc thăm để xác định quyền thuê nhà thì có được hoàn tiền đặt trước?

Người đăng ký thuê nhà thuộc tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở không đến bốc thăm để xác định người được quyền thuê nhà có được hoàn lại khoản tiền đặt trước không?

Nội dung chính

    Người đăng ký thuê nhà thuộc tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở không bốc thăm để xác định quyền thuê nhà thì có được hoàn tiền đặt trước?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 23 Nghị định 108/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Quản lý số tiền thu được từ khai thác nhà, đất
    ...
    3. Xử lý, quản lý, sử dụng khoản tiền đặt trước của người đăng ký thuê nhà, người tham gia đấu giá
    a) Đối với trường hợp cho thuê theo hình thức niêm yết giá, trường hợp người đăng ký thuê nhà đã nộp Phiếu đăng ký thuê nhà nhưng không đến tham gia bốc thăm để xác định người được quyền thuê nhà, hoặc đã được xác định là người được quyền thuê nhà mà không đến ký Hợp đồng thuê nhà/từ chối quyền thuê nhà thì không được nhận lại khoản tiền đặt trước.
    Trường hợp người đăng ký thuê nhà được quyền thuê nhà và đã ký Hợp đồng thuê nhà với tổ chức quản lý, kinh doanh nhà theo quy định tại Nghị định này, khoản tiền đặt trước được chuyển thành khoản tiền đặt cọc để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên thuê nhà, được nhận lại khi thanh lý Hợp đồng thuê nhà sau khi thanh toán các nghĩa vụ chưa thanh toán với nhà nước, không được nhận lại nếu vi phạm Hợp đồng thuê nhà.

    Như vậy, trường hợp người đăng ký thuê nhà không sử dụng vào mục đích để ở đã nộp Phiếu đăng ký thuê nhà nhưng không đến tham gia bốc thăm để xác định người được quyền thuê nhà thì không được hoàn lại khoản tiền đặt trước.

    Người đăng ký thuê nhà thuộc tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở không bốc thăm để xác định quyền thuê nhà thì có được hoàn tiền đặt trước?

    Người đăng ký thuê nhà thuộc tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở không bốc thăm để xác định quyền thuê nhà thì có được hoàn tiền đặt trước? (Hình ảnh từ Internet)

    Cá nhân thuê nhà thuộc tài sản công không sử dụng mục đích để ở thanh toán chưa đầy đủ có bắt buộc phải nộp khoản tiền chậm nộp không?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 108/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Quản lý số tiền thu được từ khai thác nhà, đất
    1. Tổ chức, cá nhân được tổ chức quản lý, kinh doanh nhà cho thuê nhà có trách nhiệm nộp đầy đủ số tiền thuê nhà cho tổ chức quản lý, kinh doanh nhà theo đúng thời hạn quy định tại Hợp đồng thuê nhà. Trường hợp quá thời hạn thanh toán mà tổ chức, cá nhân thuê nhà chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa đầy đủ thì phải nộp khoản tiền chậm nộp cho tổ chức quản lý, kinh doanh nhà.
    Cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng nhà, đất tạm thời có trách nhiệm thanh toán chi phí sử dụng tạm thời nhà, đất cho tổ chức quản lý, kinh doanh nhà theo quy định tại khoản 6 Điều 20 Nghị định này.

    Theo như quy định trên thì quá thời hạn thanh toán mà cá nhân thuê nhà thanh toán chưa đầy đủ bắt buộc phải nộp khoản tiền chậm nộp cho tổ chức quản lý, kinh doanh nhà.

    Mức chi đối với các nội dung chi phí quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất thuộc tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở được quy định ra sao?

    Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 108/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Mức chi đối với các nội dung chi phí quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất
    1. Đối với các nội dung chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan, người có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định hiện hành.
    2. Đối với các nội dung chi thanh toán dịch vụ công cộng thì được thanh toán theo hóa đơn thực tế hoặc xác định trên cơ sở khối lượng công việc cần thực hiện và mức giao khoán thỏa thuận trong Hợp đồng dịch vụ.
    3. Đối với các nội dung chi dịch vụ thuê ngoài được thực hiện theo Hợp đồng ký kết. Việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
    4. Đối với các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp được xác định theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí.
    5. Đối với các nội dung chi không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, người đứng đầu/người đại diện theo pháp luật của tổ chức quản lý, kinh doanh nhà xem xét, quyết định bảo đảm phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước, dự toán được cơ quan, người có thẩm quyền giao và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
    6. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định định mức chi hoạt động phục vụ cho tổ chức quản lý, kinh doanh nhà theo tỷ lệ % trên tổng số tiền thu được từ cho thuê nhà thì việc lập dự toán, quyết toán đối với khoản chi được thực hiện theo tỷ lệ (%) đã được quy định. Tổ chức quản lý, kinh doanh nhà được chủ động sử dụng khoản chi này bảo đảm chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước; phần chi phí tiết kiệm được (nếu có) được quản lý, sử dụng theo cơ chế tài chính của tổ chức quản lý, kinh doanh nhà.

    Như vậy, mức chi đối với các nội dung chi phí quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất được quy định linh hoạt, tùy thuộc vào từng loại chi phí:

    - Chi phí có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá: Áp dụng theo quy định hiện hành của cơ quan, người có thẩm quyền.

    - Chi phí dịch vụ công cộng: Thanh toán theo hóa đơn thực tế hoặc mức giao khoán thỏa thuận trong hợp đồng.

    - Chi phí thuê dịch vụ ngoài: Thực hiện theo hợp đồng ký kết và lựa chọn đơn vị cung cấp theo quy định pháp luật.

    - Thuế, phí, lệ phí phải nộp: Xác định theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí.

    - Chi phí khác: Do người đứng đầu tổ chức quyết định, bảo đảm phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành và dự toán được phê duyệt.

    - Chi phí theo tỷ lệ % do UBND cấp tỉnh quy định: Thực hiện lập dự toán, quyết toán theo tỷ lệ này, được chủ động sử dụng và quản lý phần chi phí tiết kiệm theo cơ chế tài chính của tổ chức.

    saved-content
    unsaved-content
    42