Loading


Nhà chung cư kém chất lượng bị thiệt hại do bão, xử phạt nhà thầu như thế nào?

Trong siêu bão Yagi vừa qua nhiều khu chung cư kém chất lượng bị thiệt hại sau bão như nứt tường, vỡ kính, sập trần thì xử phạt nhà thầu như thế nào?

Nội dung chính

    Tình trạng thiệt hại sau siêu bão Yagi ở chung cư Hà Nội

    Sau siêu bão Yagi – một trong những cơn bão mạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua, hình ảnh của các bị hư hại đã lan truyền nhanh chóng, gây sốc cho không ít cư dân và người dân. Những bức tường bê tông bị nứt nẻ, kính cửa sổ vỡ vụn, trần nhà bị sập xuống từng mảng lớn.

    Trong khi có những nhà chung cư xây dựng chất lượng tốt Vinhomes Times City, Vinhomes Royal City thì đều an toàn trong cơn bão, còn những chung cư tầm trung đều có hiện tượng đỗ vỡ và nứt thạch cao rất nhiều. Không chỉ những căn hộ trong chung cư mà sảnh cũng có hiện tượng ngấm nước, dột, thậm chí sập cả trần khu thang máy. Điều đáng lo ngại hơn là những công trình này không chỉ bị hư hại nhẹ mà thậm chí một số khu vực còn bị hủy hoại nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của cư dân.

    Mặc dù đây là một siêu bão có sức tàn phá lớn, nhưng những hư hại này không chỉ đơn thuần do yếu tố thiên nhiên mà còn có thể do tuổi thọ của công trình vì đa phần những chung cư này đều là những chung cư cũ hoặc do sai quy chuẩn kỹ thuật khi xây dựng.

    Cơ quan có thẩm quyền nên thường xuyên kiểm tra công trình, chủ công trình khi phát hiện hư hỏng thì chủ động sửa chữa. Trường hợp thấy công trình có dấu hiệu xuống cấp mà vẫn thờ ơ để gây ra hậu quả thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự.

    Nhà chung cư kém chất lượng bị thiệt hại do bão, xử phạt nhà thầu như thế nào?

    Nhà chung cư kém chất lượng bị thiệt hại do bão, xử phạt nhà thầu như thế nào? (Hình từ Internet)

    Nhà chung cư kém chất lượng bị thiệt hại do bão, xử phạt nhà thầu như thế nào?

    Trong trường hợp nhà thầu áp dụng sai quy chuẩn kỹ thuật làm cho nhà chung cư bị kém chất lượng trong quá trình xây dựng nhà chung cư, dẫn đến việc công trình có chất lượng kém và bị thiệt hại nghiêm trọng sau khi chịu ảnh hưởng của bão, nhà thầu sẽ phải chịu xử phạt hành chính theo quy định pháp luật.

    Cụ thể, theo Khoản 4 Điều 26 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, việc vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng trong xây dựng có thể dẫn đến các mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức.

    Vi phạm quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng, sử dụng số liệu, tài liệu trong hoạt động xây dựng

    ...

    4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng hoặc sử dụng sai quy chuẩn kỹ thuật, áp dụng sai tiêu chuẩn hoặc áp dụng tiêu chuẩn đã hết hiệu lực

    ...

    Ngoài việc phạt tiền, nhà thầu vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc phải sửa chữa, điều chỉnh hoặc hủy bỏ các kết quả thí nghiệm và số liệu không hợp lệ, đồng thời đảm bảo áp dụng đúng quy chuẩn kỹ thuật đối với các công trình chưa thi công hoặc đang trong quá trình thi công. Điều này nhằm đảm bảo rằng các quy định kỹ thuật được tuân thủ nghiêm ngặt và tránh các thiệt hại tương tự trong tương lai.

    Trong trường hợp vi phạm quy chuẩn kỹ thuật đối với nhà chung cư trong hoạt động xây dựng do cá nhân thực hiện, mức phạt sẽ thấp hơn so với mức phạt dành cho tổ chức. Cụ thể, theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm sẽ bằng một nửa so với mức phạt áp dụng cho tổ chức.

    Điều này có nghĩa là, nếu một tổ chức bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng cho hành vi áp dụng sai quy chuẩn kỹ thuật, thì cá nhân có cùng hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

    Nhà thầu xây dựng chung cư kém chất lượng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Đối với hành vi thi công sai thiết kế hoặc sử dụng không đúng vật liệu xây dựng, đây được coi là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Nếu các hành vi này gây ra hậu quả lớn và đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, cá nhân hoặc tổ chức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm và chức vụ của người thực hiện, họ có thể bị xử lý hình sự theo các tội danh quy định trong Bộ luật Hình sự.  

    Cụ thể, một số trường hợp vi phạm có thể dẫn đến việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tham ô tài sản theo Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Tội tham ô tài sản xảy ra khi cá nhân hoặc tổ chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà họ có trách nhiệm quản lý. Mức độ xử phạt sẽ phụ thuộc vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

    Tội tham ô tài sản
    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
    a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
    b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
    c) Phạm tội 02 lần trở lên;
    d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
    e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng[357] đến dưới 3.000.000.000 đồng;
    g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
    b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
    d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
    b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
    5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
    6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

    Bên cạnh đó, nếu hành vi vi phạm xuất phát từ sự thiếu trách nhiệm, đặc biệt là do người có chức vụ, quyền hạn trong quá trình giám sát và quản lý thi công, thì người vi phạm có thể bị truy cứu về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung bơi khoản 128 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

    Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
    1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
    a) Làm chết người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
    a) Làm chết 02 người;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
    a) Làm chết 03 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
    4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Hành vi thi công sai thiết kế hoặc sử dụng vật liệu không đúng quy chuẩn trong xây dựng có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm thiệt hại lớn về tài sản và con người.

    Khi đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự tùy vào mức độ vi phạm. Bên cạnh đó, các hình phạt bổ sung như cấm cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề cũng có thể được áp dụng. Do đó, việc tuân thủ các quy định pháp luật trong xây dựng là cực kỳ quan trọng để tránh các hệ lụy pháp lý nghiêm trọng.

    saved-content
    unsaved-content
    36