Loading


Ranh giới khu vực đất trồng lúa nước cần bảo vệ là gì? Cơ sở để xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa nước cần bảo vệ là gì?

Ranh giới khu vực đất trồng lúa nước cần bảo vệ là gì? Cơ sở để xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa nước cần bảo vệ. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa ra sao?

Nội dung chính

    Ranh giới khu vực đất trồng lúa nước cần bảo vệ là gì?

    Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 17/2014/TT-BTNMT, ranh giới khu vực đất trồng lúa nước cần bảo vệ là đường ranh giới ngoài cùng của một hay nhiều thửa đất trồng lúa nước liền kề do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp phân bổ, trong đó gồm cả diện tích đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt.

    Ranh giới khu vực đất trồng lúa nước cần bảo vệ là gì? Cơ sở để xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa nước cần bảo vệ

    Ranh giới khu vực đất trồng lúa nước cần bảo vệ là gì? Cơ sở để xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa nước cần bảo vệ. (Hình từ Internet) 

    Cơ sở để xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa nước cần bảo vệ

    Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 17/2014/TT-BTNMT quy định như sau:

    Cơ sở để xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa
    1. Cơ sở để xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt, gồm:
    a) Hồ sơ địa chính;
    b) Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
    c) Báo cáo thuyết minh quy hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
    Trường hợp có báo cáo thuyết minh quy hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã thì sử dụng báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất của cấp xã và huyện;
    d) Chỉ tiêu diện tích đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên trực tiếp phân bổ trong kỳ quy hoạch;
    đ) Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch xây dựng nông thôn mới (nếu có);
    e) Báo cáo thuyết minh và bản đồ phân hạng đất trồng lúa (nếu có);
    g) Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất trồng lúa (nếu có).
    2. Bản đồ nền phục vụ xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa là bản đồ nền để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã tỷ lệ 1:1.000 - 1:10.000.

    Như vậy, cơ sở để xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa nước cần bảo vệ bao gồm:

    Hồ sơ địa chính;

    - Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

    - Báo cáo thuyết minh quy hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

    Trường hợp có báo cáo thuyết minh quy hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã thì sử dụng báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất của cấp xã và huyện;

    - Chỉ tiêu diện tích đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên trực tiếp phân bổ trong kỳ quy hoạch;

    - Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch xây dựng nông thôn mới (nếu có);

    - Báo cáo thuyết minh và bản đồ phân hạng đất trồng lúa (nếu có);

    - Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất trồng lúa (nếu có).

    Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa ra sao?

    Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trong việc xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 17/2014/TT-BTNMT, như sau:

    - Tổ chức thu thập các thông tin, tài liệu được quy định tại Điều 5 Thông tư 17/2014/TT-BTNMT.

    - Trên cơ sở các thông tin, tài liệu đã được thu thập tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Thông tư 17/2014/TT-BTNMT, tiến hành khoanh vẽ sơ bộ lên bản đồ nền ranh giới các khu vực đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ, đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt.

    Trường hợp chưa có bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã thì việc khoanh vẽ sơ bộ ranh giới các khu vực đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ, đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt được thực hiện trên các tài liệu theo thứ tự ưu tiên sau: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện; Bản đồ quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Bản đồ phân hạng đất trồng lúa; Bản đồ quy hoạch sử dụng đất trồng lúa.

    - Xác định ranh giới ngoài thực địa thực hiện như sau:

    + Chỉnh lý, thống nhất ranh giới đất trồng lúa, đất trồng lúa cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt trên bản đồ và thực địa. Trường hợp chưa đủ điều kiện, cơ sở để thống nhất ranh giới, diện tích đất trồng lúa, đất trồng lúa cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt thì phải tiến hành đo đạc trực tiếp.

    + Xác định tọa độ tại các điểm chuyển hướng đường ranh giới khu vực đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt.

    - Xác định và tổng hợp diện tích đất trồng lúa thực hiện như sau:

    + Xác định diện tích cho từng khu vực đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ, đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt được thực hiện bằng phương pháp cộng diện tích từ các thửa đất trên bản đồ địa chính hoặc bản đồ giải thửa. Trong trường hợp một số thửa đất trồng lúa chưa được đo đạc và xác định trên bản đồ địa chính thì tiến hành đo đạc trực tiếp.

    + Trên cơ sở kết quả xác định diện tích của các khu vực đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt, tiến hành tổng hợp diện tích đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt của xã, phường, thị trấn.

    - Tổng hợp dữ liệu về ranh giới, diện tích đất trồng lúa thực hiện như sau:

    Chuẩn hóa, biên tập và hoàn chỉnh bản đồ xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa. Bản đồ cần thể hiện ranh giới và tọa độ các điểm chuyển hướng đường ranh giới khu vực đất trồng lúa, đất trồng lúa nước cần bảo vệ và đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt. Các yếu tố, nội dung bản đồ xác định ranh giới, diện tích đất trồng lúa theo quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư 17/2014/TT-BTNMT.

    saved-content
    unsaved-content
    61