Loading


Số điện thoại và địa chỉ Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Kiên Giang

Địa chỉ liên hệ Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Kiên Giang ở đâu? Số điện thoại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Kiên Giang? Văn phòng đăng ký đất đai có cơ chế hoạt động thế nào?

Nội dung chính

    Số điện thoại và địa chỉ liên hệ Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Kiên Giang ở đâu?

    Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Kiên Giang là một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý đất đai, nhà ở và các tài sản gắn liền với đất.

    Địa chỉ trụ sở Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Kiên Giang: Số 01A đường Lương Văn Can, Phường An Bình, Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

    Số điện thoại liên hệ Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Kiên Giang: 02973.918.289

    Số điện thoại và địa chỉ Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Kiên Giang

    Số điện thoại và địa chỉ Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Kiên Giang  (Hình từ Internet)

    Văn phòng đăng ký đất đai có cơ chế hoạt động thế nào?

    Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC về cơ chế hoạt động quy định như sau:

    Cơ chế hoạt động
    1. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
    2. Nguồn kinh phí của Văn phòng đăng ký đất đai
    a) Kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo, gồm:
    - Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai (sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp) theo quy định hiện hành;
    - Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
    - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
    - Kinh phí khác.
    b) Nguồn thu sự nghiệp, gồm:
    - Phần tiền thu phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước;
    - Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị;
    - Thu khác (nếu có).
    c) Nội dung chi, gồm:
    - Chi thường xuyên, gồm: chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí, lệ phí của đơn vị, gồm: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định;
    - Chi hoạt động dịch vụ, gồm: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; nguyên, nhiên, vật liệu; khấu hao tài sản cố định; sửa chữa tài sản cố định; chi các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; các khoản chi khác (nếu có);
    - Chi không thường xuyên, gồm:
    + Chi thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. Đối với nhiệm vụ có định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá được cấp có thẩm quyền ban hành thực hiện theo đơn giá đã được quy định và khối lượng thực tế thực hiện. Đối với nhiệm vụ chưa có định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá dự toán, thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
    + Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
    + Chi khác.

    Theo đó, Văn phòng đăng ký đất đai có cơ chế hoạt động theo quy định nêu trên.

    Văn phòng đăng ký đất đai có cơ chế phối hợp ra sao?

    Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC về cơ chế phối hợp quy định như sau:

    Cơ chế phối hợp
    1. Việc phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo các nguyên tắc sau:
    a) Bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, công khai, minh bạch;
    b) Xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nội dung, thời hạn, cách thức thực hiện; chế độ thông tin, báo cáo;
    c) Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức hoạt động của từng cơ quan, đơn vị.
    2. Cơ chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan thực hiện theo Quy chế phối hợp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đảm bảo nguyên tắc theo quy định tại khoản 1 Điều này và hướng dẫn của liên Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất khi thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.

    Theo đó, Văn phòng đăng ký đất đai có cơ chế phối hợp theo quy định nêu trên.

    saved-content
    unsaved-content
    80