Loading


Sổ đỏ đã cấp bị rách có làm lại được không?

Sổ đỏ bị rách có làm lại được không? Thủ tục làm lại sổ đỏ khi sổ đỏ đã cấp bị rách

Nội dung chính

    Sổ đỏ đã cấp bị rách có làm lại được không?

    Sổ đỏ là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống, dùng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Đây là một loại giấy tờ pháp lý quan trọng được Nhà nước cấp để công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức.

    Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 38 Nghị định 101/2024/NĐ-CP được cấp đổi sổ đỏ khi sổ đỏ đã cấp trước đó bị ố, nhòe, rách, hư hỏng.

    Cấp đổi sổ đỏ là quá trình thay thế sổ đỏ hiện có bằng sổ đỏ mới, trong đó nội dung cơ bản vẫn giữ nguyên nhưng có sự cập nhật hoặc chỉnh sửa cần thiết. Cụ thể, tại điểm b khoản 2 Điều 152 Luật Đất đai 2024 khi Nhà nước cấp đổi sổ đỏ sẽ đồng thời thực hiện thu hồi sổ đỏ đã cấp trước đó.

    Từ các quy định trên, khi sổ đỏ đã cấp bị rách thì sẽ được làm lại, Nhà nước sẽ cấp sổ đỏ mới và đồng thời thu hồi sổ đỏ đã rách trước đó.

    Sổ đỏ đã cấp bị rách có làm lại được không?

    Sổ đỏ đã cấp bị rách có làm lại được không? (Hình từ Internet)

    Thủ tục làm lại sổ đỏ khi sổ đỏ đã cấp bị rách

    Theo khoản 2 Điều 38 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi sổ đo gồm có:

    - Đơn đăng ký biến động đrất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này

    - Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

    Căn cứ Điều 38 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định người sử dụng đất chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì hộ gia đình, cá nhân thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận theo các bước dưới đây

    (1) Nộp hồ sơ: Người sử dụng đất, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tại cơ  

    tại Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Văn phòng đăng ký đất đai; Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai..

    (2) Tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, cấp giấy biên nhận và hẹn trả kết quả cho người nộp. Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Bộ phận Một cửa thì chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

    (3) Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện:

    - Gửi Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai theo Mẫu số 12/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP đến cơ quan thuế để xác định và thông báo nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính;

    - Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc gửi cơ quan tiếp nhận hồ sơ để trao cho người được cấp.

    Để làm lại sổ đỏ khi sổ đỏ đã cấp bị rách, người sử dụng đất cần tuân thủ trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định 101/2024/NĐ-CP. Việc này đảm bảo quá trình cấp đổi sổ đỏ được thực hiện hợp pháp và đúng quy định. Theo đó, người sử dụng đất phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nộp tại cơ quan có thẩm quyền và thực hiện các bước xử lý theo yêu cầu. Kết quả cuối cùng sẽ là nhận được sổ đỏ mới thay thế cho sổ đỏ cũ bị rách.

    Chi phí làm lại sổ đỏ khi sổ đỏ đã cấp bị rách

    Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp.

    Theo đó, điểm đ khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định lệ phí cấp lại sổ đỏ khi sổ đỏ đã cấp bị rách.

    Ngoài ra, tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương mà Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định mức thu đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh cao hơn mức thu tại các khu vực khác; mức thu đối với tổ chức cao hơn mức thu đối với hộ gia đình, cá nhân.

    saved-content
    unsaved-content
    54