Loading


Vô tình viết bậy lên sổ đỏ hay cố ý ghi chép thêm thông tin vào sổ đỏ có sao không? Sổ đỏ có bị mất giá trị không?

Vô tình viết bậy lên sổ đỏ hay cố ý ghi chép thêm thông tin vào sổ đỏ có sao không? Sổ đỏ có bị mất giá trị không? Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào?

Nội dung chính

    Sổ đỏ có phải là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

    Sổ đỏ là tên gọi khác của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” mà người dân thường ngày hay gọi. Có thể nói sổ đỏ chỉ để gọi thay cho “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Do màu sắc bên ngoài của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mẫu cũ có màu đỏ mà người dân thường hay gọi là sổ đỏ.

    Vì vậy vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định hay khái nệm về sổ đỏ bởi nó chỉ là tên gọi khác của "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất".

    Vậy nên sổ đó được coi là là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Căn cứ theo khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2024 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được hiểu như sau:

    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của các luật có liên quan được thực hiện theo quy định của Luật này có giá trị pháp lý tương đương như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại Luật này.

    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được cấp cho ai?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 134 Luật Đất đai 2024 có quy định:

    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
    1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng gắn liền với đất theo mẫu thống nhất trong cả nước.
    2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

    Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay sổ đỏ sẽ được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng gắn liền với đất theo mẫu thống nhất trong cả nước.

    Vô tình viết bậy lên sổ đỏ hay cố ý ghi chép thêm thông tin vào sổ đỏ có sao không, sổ đỏ lúc đó có bị mất giá trị không?

    Vô tình viết bậy lên sổ đỏ hay cố ý ghi chép thêm thông tin vào sổ đỏ có sao không, sổ đỏ lúc đó có bị mất giá trị không?(Hình từ Internet)

    Nếu vô tình viết bậy lên sổ đỏ hay cố ý ghi chép thêm thông tin vào sổ đỏ có bị sao không, sổ đỏ lúc đó có bị mất giá trị không?

    Pháp luật hiện hành không có bất kì quy định nào về việc ghi chép vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  (sổ đỏ) sẽ khiến giấy chứng nhận mất hiệu lực. Tuy nhiên việc tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất, công dân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên tới 30 triệu đồng và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

    Căn cứ vào Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất như sau:

    Vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất
    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
    2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp khai báo không trung thực việc sử dụng đất hoặc tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận và việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị sai lệch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
    4. Hình thức xử phạt bổ sung:
    Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc nộp Giấy chứng nhận đã cấp và thực hiện lại thủ tục hành chính về đất đai theo quy định đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
    b) Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện theo quy định đối với trường hợp tại khoản 3 Điều này.

    Như vậy, chỉ trong trường hợp tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất thì mới bị xử phạt vi phạm hành chính. Việc viết, ký tên hoặc đánh dấu một số dấu hiệu vào bìa hoặc bên trong sổ đỏ mà không làm sai lệch nội dung sẽ không bị xử phạt.

    Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng không có quy định nào về việc ghi chép vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ khiến giấy chứng nhận mất hiệu lực. Nên việc viết, ký tên hoặc đánh dấu một số dấu hiệu vào bìa hoặc bên trong sổ đỏ để tránh bị làm giả, hoặc có bị tráo cũng dễ nhận ra sẽ không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của giấy chứng nhận.

    Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trong trường hợp nào?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định về các trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp như sau:

    - Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 2024 sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

    - Giấy chứng nhận đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;

    - Giấy chứng nhận đã cấp chung cho nhiều thửa đất mà thực hiện cấp riêng cho từng thửa đất theo nhu cầu của người sử dụng đất và trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 7 Điều 46 Nghị định 101/2024/NĐ-CP;

    - Mục đích sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận đã cấp khác với mục đích sử dụng đất theo phân loại đất quy định tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 và quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2024;

    - Vị trí thửa đất trên Giấy chứng nhận đã cấp không chính xác so với vị trí thực tế sử dụng đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận đã cấp;

    - Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng;

    - Giấy chứng nhận đã cấp ghi tên hộ gia đình, nay các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình đó có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để ghi đầy đủ tên thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình;

    - Thay đổi địa chỉ của thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận;

    - Thay đổi kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu của thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất mà ranh giới thửa đất không thay đổi.


    saved-content
    unsaved-content
    56