Loading


Sóc Trăng: Quy định mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước theo Quyết định 61 2024

Sóc Trăng: Quy định mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước theo Quyết định 61 2024

Nội dung chính

    Sóc Trăng: Quy định mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước theo Quyết định 61 2024

    Ngày 27/12/2024, UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành Quyết định 61/2024/QĐ-UBND tỉnh Sóc Trăng quy định mứ tỷ lệ phần trăm (%) tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất để xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

    Lưu ý, Quyết định 61/2024/QĐ-UBND tỉnh Sóc Trăng có hiệu lực từ ngày 08/01/2025.

    Cụ thể, căn cứ theo Điều 4 Quyết định 61/2024/QĐ-UBND tỉnh Sóc Trăng quy định về mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng như sau:

    - Đối với phần diện tích đất có mặt nước, đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm, đơn giá thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê được tính bằng mức 30% của đơn giá thuê đất hằng năm hoặc đơn giá thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê của loại đất có vị trí liền kề với giả định có cùng mục đích sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất với phần diện tích đất có mặt nước.

    Sóc Trăng: Quy định mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước theo Quyết định 61 2024

    Sóc Trăng: Quy định mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước theo Quyết định 61 2024 (Hình từ Internet)

    Đất có mặt nước được chia thành mấy loại theo Luật Đất đai 2024?

    Căn cứ theo Điều 188, Điều 189 và Điều 215 Luật Đất đai 2024 quy định thì đất có mặt nước có các loại đất cụ thể như sau:

    (1) Đất có mặt nước là ao, hồ, đầm

    - Đất có mặt nước là ao, hồ, đầm được Nhà nước giao theo hạn mức đối với cá nhân để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp.

    + Đất có mặt nước là ao, hồ, đầm được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp hoặc nông nghiệp kết hợp với mục đích phi nông nghiệp.

    + Việc sử dụng đất phải bảo đảm cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước.

    - Đối với đất có mặt nước là hồ, đầm thuộc địa bàn nhiều xã, phường, thị trấn thì việc sử dụng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Đối với hồ, đầm thuộc địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì việc sử dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

    - Tổ chức kinh tế, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để san lấp hoặc đào hồ, đầm tạo không gian thu, trữ nước, tạo cảnh quan thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    (2) Đất có mặt nước ven biển

    - Đất có mặt nước ven biển được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để sử dụng vào các mục đích theo quy định Luật Đất đai 2024.

    - Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển theo quy định sau đây:

    + Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

    + Bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển;

    + Bảo vệ hệ sinh thái, môi trường và cảnh quan;

    + Không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển;

    + Bảo vệ chất lượng nước khu vực ven biển; không gây nhiễm mặn các tầng chứa nước dưới đất.

    - Việc giao đất, cho thuê đất có mặt nước ven biển vào các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp mà không phải hoạt động lấn biển phải tuân thủ chế độ sử dụng các loại đất theo quy định Luật Đất đai 2024, quy định Luật Biển Việt Nam 2012Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 và luật khác có liên quan.

    (3) Đất có mặt nước chuyên dùng và đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

    - Đất có mặt nước chuyên dùng là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn dạng ao, hồ, đầm, phá đã được xác định mục đích sử dụng mà không phải mục đích nuôi trồng thủy sản.

    - Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu đã xác định, đất có mặt nước chuyên dùng và đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối được quản lý, sử dụng theo quy định sau đây:

    + Nhà nước giao cho tổ chức để quản lý kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước chuyên dùng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng, khai thác thủy sản;

    + Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hằng năm đối với tổ chức kinh tế, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;

    + Nhà nước cho thuê đất có mặt nước là hồ thủy điện, thủy lợi để kết hợp sử dụng với mục đích phi nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản theo thẩm quyền;

    + Nhà nước giao, cho thuê đất trong phạm vi bảo vệ và phạm vi phụ cận đập, hồ chứa nước thuộc công trình thủy điện, thủy lợi cho tổ chức, cá nhân để quản lý, kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác theo quy định của pháp luật có liên quan và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.

    - Việc khai thác, sử dụng đất có mặt nước chuyên dùng và đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối phải bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu đã được xác định; phải tuân theo quy định về kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực có liên quan và các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường; không làm cản trở dòng chảy tự nhiên; không gây cản trở giao thông đường thủy.

    Như vậy, đất có mặt nước đươc chia thành 03 loại như sau:

    - Đất có mặt nước là ao, hồ, đầm

    - Đất có mặt nước ven biển

    - Đất có mặt nước chuyên dùng và đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

    saved-content
    unsaved-content
    36