Loading


Tải mẫu phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất mới nhất ở đâu?

Ranh giới thửa đất được xác định như thế nào? Tải mẫu phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất mới nhất ở đâu?

Nội dung chính

    Tải mẫu phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất mới nhất ở đâu?

    Căn cứ tại Phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 20 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định mẫu phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất như sau:

     

    > > > Tải mẫu phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất mới nhất ở đây: TẢI VỀ

    Tải mẫu phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất mới nhất ở đâu?

    Tải mẫu phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất mới nhất ở đâu?(Hình ảnh internet)

    Có phải lập phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất khi trích đo địa chính thửa đất phục vụ cấp Giấy chứng nhận không?

    Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định trích đo địa chính như sau:

    Trích đo địa chính
    1. Trích đo địa chính thửa đất được thực hiện ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000. Việc xác định tỷ lệ trích đo địa chính thửa đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này và được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn một bậc so với quy định cho phù hợp với quy mô diện tích thửa đất.
    2. Trích đo địa chính thửa đất được thực hiện trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000; trường hợp tách đo địa chính cho hộ gia đình, cá nhân thì thực hiện trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000 hoặc hệ tọa độ tự do.
    3. Khi trích đo địa chính thửa đất phục vụ cấp Giấy chứng nhận phải đồng thời lập Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 kèm theo Thông tư này.
    4. Mảnh trích đo địa chính biên tập ở dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật để thể hiện thửa đất tích đo. Khung và trình bày khung mảnh trích đo địa chính thực hiện theo mẫu quy định tại điểm 3 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. Trường hợp trích đo địa chính phục vụ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đơn lẻ, thường xuyên hàng năm thì khung và trình bày khung mảnh trích đo địa chính thực hiện theo mẫu quy định tại điểm 4 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
    Mảnh trích đo địa chính được đánh số thứ tự mảnh bằng số Ả rập từ 01 đến hết trong một năm trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã.
    ...

    Theo đó, khi trích đo địa chính thửa đất phục vụ cấp Giấy chứng nhận phải đồng thời lập Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo quy định pháp luật.

    Ranh giới thửa đất được xác định như thế nào?

    Căn cứ tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất như sau:

    Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất
    ...
    1.2. Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.
    ...

    Theo đó, ranh giới thửa đất được xác định dựa trên những căn cứ sau đây:

    - Dựa theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận.

    - Dựa theo bản án của tòa án có hiệu lực thi hành.

    - Dựa theo kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

    Trước khi tiến hành đo vẽ chi tiết ranh giới thửa đất, cán bộ đo đạc phải thực hiện những nhiệm vụ gì?

    Căn cứ tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất như sau:

    Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất
    1. Xác định ranh giới thửa đất
    1.1. Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố... để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).
    ...

    Như vậy, trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố... để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất.

    Đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).

    saved-content
    unsaved-content
    189