Thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực nào?
Nội dung chính
Thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực nào?
Độ nông – sâu, rộng – hẹp có mối quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng. Chính vì vậy, ở vùng biển Nam Trung Bộ có nhiều dãy nũi ăn sát ra biển cùng với đó là biển sâu nên thềm lục địa hẹp nhất.
Vùng biển Nam Trung Bộ trải dài từ tỉnh Quảng Nam đến Bình Thuận, bao gồm các thành phố và tỉnh ven biển như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Vùng biển này có sự đa dạng về địa hình, từ các bãi biển cát trắng, vịnh đẹp, đến các hòn đảo và rạn san hô. Nổi bật là các bãi biển như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Kỳ Co (Bình Định), và Nha Trang (Khánh Hòa).
Nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, bao gồm nhiều loại cá, tôm, mực và các loại hải sản khác. Ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong kinh tế địa phương.
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
- Hoàng Sa: Quần đảo Hoàng Sa nằm ở phía đông của Đà Nẵng, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế và quốc phòng. Đây là khu vực giàu tài nguyên hải sản và tiềm năng khai thác dầu khí.
- Trường Sa: Quần đảo Trường Sa nằm ở phía nam, cũng có vị trí chiến lược tương tự. Đây là nơi có nhiều đảo và bãi đá, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực nào? (hình từ internet)
Vùng biển Việt Nam bao gồm mấy bộ phận?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định Vùng biển Việt Nam bao gồm:
- Nội thủy;
- Lãnh hải;
- Vùng tiếp giáp lãnh hải;
- Vùng đặc quyền kinh tế;
- Thềm lục địa.
Các vùng này thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Có được bán đất hình thành từ hoạt động lấn biển không?
Theo Điều 76 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định đối với phần diện tích đất không thuộc diện tích lấn biển thì sau khi chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai thì được cấp Giấy chứng nhận. Đối với phần diện tích đất hình thành từ hoạt động lấn biển, chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai và có thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành hoạt động lấn biển quy định tại Điều 74 Nghị định 102/2024/NĐ-CP thì được cấp Giấy chứng nhận.
Như vậy, đất hình thành từ việc lấn biển sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất khi đáp ứng hai điều kiện: hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai và nhận được thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu việc lấn biển.
Người sử dụng đất được quyền bán quyền sử dụng đất khi có đủ 05 điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 sau đây:
(1) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Giấy chứng nhận);
(2) Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
(3) Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
(4) Đất còn trong thời hạn sử dụng đất;
(5) Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Như vậy, nếu chủ đầu tư hoặc người sử dụng đất đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì đất này có thể được bán theo các quy định của pháp luật. Người bán phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện tại khoản 1, 3, 5 Điều 45 Luật Đất đai 2024