Thiếu tiền có được cầm cố sổ đỏ tại tiệm cầm đồ được không?

Cầm cố sổ đỏ được hiểu thế nào? Thiếu tiền có được cầm cố sổ đỏ tại tiệm cầm đồ được không?

Nội dung chính

    Phân biệt cầm cố tài sản và thế chấp tài sản

    Căn cứ khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

    Bên cạnh đó, tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 thì cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

    Từ các quy định tại Điều 317 và Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015, có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa cầm cố tài sản và thế chấp tài sản:

    - Cầm cố tài sản là hành vi mà bên cầm cố giao tài sản của mình cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Điều này có nghĩa là tài sản phải được chuyển giao cho bên nhận cầm cố và bên cầm cố không còn quyền sử dụng hoặc kiểm soát tài sản trong thời gian đó.

    - Thế chấp tài sản, theo quy định, thì bên thế chấp không cần giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp vẫn được bên thế chấp giữ và sử dụng trong suốt thời gian vay, nhưng không được phép chuyển nhượng hay thay đổi tình trạng tài sản mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp.

    Vì vậy, sự khác biệt chủ yếu giữa cầm cố tài sản và thế chấp tài sản là việc chuyển giao tài sản.

    Thiếu tiền có được cầm cố sổ đỏ tại tiệm cầm đồ được không?

    Thiếu tiền có được cầm cố sổ đỏ tại tiệm cầm đồ được không? (Hình từ Internet) 

    Cầm cố sổ đỏ được hiểu thế nào?

    Sổ đỏ là cách gọi thông dụng của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam. Sổ đỏ chứng nhận quyền sở hữu của một cá nhân hoặc tổ chức đối với một thửa đất hoặc nhà ở nào đó.

    Căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố

    Căn cứ Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cầm cố tài sản là việc việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

    Theo đó, cầm cố sổ đỏ là việc giao sổ đỏ của người vay tiền cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Khi cắm sổ đỏ, bạn sẽ không mất quyền sử dụng đất, nhưng bạn không thể thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai đó bao gồm chuyển nhượng, tặng cho… trong khi sổ đỏ đang được giữ lại làm tài sản bảo đảm.

    Thiếu tiền nên cầm cố sổ đỏ tại tiệm cầm đồ được không?

    Như đã phân tích ở nội dung trước, cắm đồ là cầm cố tài sản. Nghĩa là đối tượng trong cắm đồ tại tiệm cầm đồ phải là tài sản.

    Căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 tài sản bao gồm:

    - Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

    - Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

    Theo như quy định trên, tài sản không bao gồm sổ đỏ.

    Ngoài ra, tại khoản 21 Luật Đất đai 2024 quy định sổ đỏ là chứng thư pháp lý để 

    Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

    Từ những nội dung trên, sổ đỏ chỉ là chứng thư pháp lý để công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp chứ không phải là tài sản. Vì vậy, việc cắm sổ đỏ ở tiệm cầm đồ là trái quy định pháp luật.

     

    saved-content
    unsaved-content
    45
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT