Loading

16:32 - 02/11/2024

Thuốc kháng HIV là gì, được quản lý như thế nào theo Nghị định 141/2024/NĐ-CP

Thuốc kháng HIV là gì, được quản lý như thế nào? Những quy định về thuốc kháng HIV theo Nghị định 141/2024/NĐ-CP

Nội dung chính

    Thuốc kháng HIV là gì, được quản lý như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 141/2024/NĐ-CP có quy định về khái niệm của thuốc kháng HIV như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...
    6. Thuốc kháng HIV là thuốc ức chế sự nhân lên của HIV, được sử dụng để điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV.

    Theo đó, việc quản lý thuốc kháng HIV được quy định tại Điều 50 Nghị định 141/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Quản lý thuốc kháng HIV
    1. Thuốc kháng HIV thuộc danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc kê đơn và danh mục thuốc hóa dược thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
    2. Thuốc kháng HIV mua từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc do các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được cung cấp miễn phí cho các đối tượng được quy định tại Điều 39 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS.

    Dựa vào các căn cứ trên, thuốc kháng HIV được hiểu là thuốc dùng để ức chế sự nhân lên của HIV, dùng vào việc điều trị và dự phong lây nhiễm HIV.

    Thuốc kháng HIV được quản lý như một loại thuốc thiết yếu, thuộc danh mục thuốc kê đơn và được bảo hiểm y tế chi trả.

    Các loại thuốc này, nếu mua từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc nhận từ tài trợ trong và ngoài nước, sẽ được cung cấp miễn phí cho các đối tượng theo quy định của tại Điều 39 Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006.

    Thuốc kháng HIV là gì, được quản lý như thế nào theo Nghị định 141/2024/NĐ-CP (Ảnh từ Internet)Thuốc kháng HIV là gì, được quản lý như thế nào theo Nghị định 141/2024/NĐ-CP (Ảnh từ Internet)

    Thuốc kháng HIV có được phân phối miễn phí không?

    Theo quy định tại Điều 51 Nghị định 141/2024/NĐ-CP như sau:

    Phân phối thuốc kháng HIV miễn phí
    1. Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, cung ứng và tổ chức phân phối thuốc kháng HIV cho các đối tượng được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý.
    2. Việc phân phối thuốc do tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được thực hiện như sau:
    a) Đối với thuốc kháng HIV tài trợ cho Chính phủ thì Bộ Y tế chịu trách nhiệm tiếp nhận, phê duyệt kế hoạch nhu cầu, phân phối và điều tiết thuốc kháng HIV trên phạm vi toàn quốc;
    b) Đối với thuốc kháng HIV tài trợ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về y tế được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp hoặc ủy quyền chịu trách nhiệm tiếp nhận, phê duyệt kế hoạch nhu cầu, phân phối và điều tiết thuốc kháng HIV trên địa bàn quản lý.
    3. Đối với thuốc kháng HIV dùng để điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm với HIV trong các trường hợp: tai nạn rủi ro nghề nghiệp, rủi ro của kỹ thuật y tế, khi tham gia cứu nạn thì cơ quan được giao nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm dự phòng cơ số thuốc theo kế hoạch quy định tại khoản 1 Điều này tại các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý.

    Theo đó, thuốc kháng HIV được phân phối miễn phí và việc phân phối thuốc kháng HIV miễn phí được quy định như trên.

    Việc phân phối thuốc kháng HIV miễn phí được tổ chức chặt chẽ bởi các cơ quan như Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và UBND cấp tỉnh.

    Các cơ quan này có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, cung ứng và phân phối thuốc kháng HIV cho các đối tượng thụ hưởng tại các cơ sở thuộc quyền quản lý của mình.

    Đối với thuốc tài trợ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về y tế được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp hoặc ủy quyền chịu trách nhiệm cũng thực hiện tiếp nhận và điều phối tùy theo nguồn tài trợ.

    Đặc biệt, cơ số thuốc dự phòng được dự trữ cho các trường hợp phơi nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp hoặc rủi ro khi cứu nạn.

    Kê đơn và sử dụng thuốc kháng HIV như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Nghị định 141/2024/NĐ-CP như sau:

    Kê đơn, sử dụng thuốc kháng HIV
    1. Chỉ các bác sĩ có chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và chứng chỉ hoặc chứng nhận hoàn thành tập huấn, đào tạo về điều trị HIV/AIDS do cơ sở có chức năng đào tạo, tập huấn cấp mới được kê đơn thuốc kháng HIV điều trị cho người nhiễm HIV, điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm với HIV.
    2. Bác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều trị thuốc kháng HIV do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
    3. Người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc kháng HIV.

    Theo đó, việc kê đơn và sử dụng thuốc kháng HIV được quy định chặt chẽ. Chỉ các bác sĩ có giấy phép hành nghề và chứng chỉ đào tạo về HIV/AIDS mới được phép kê đơn thuốc kháng HIV.

    Khi kê đơn, bác sĩ phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều trị của Bộ Y tế.

    Đồng thời, người nhiễm HIV và người bị phơi nhiễm cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc kháng HIV để đảm bảo kết quả điều trị tối ưu.

    Nghị định 141/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2024.

    saved-content
    unsaved-content
    56