Loading


Tổ chức nào được thống nhất từ Việt Minh và Hội Liên Việt?

Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Tổ chức nào được thống nhất từ Việt Minh và Hội Liên Việt? Vai trò và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quản lý và sử dụng đất đai là gì?

Nội dung chính

    Tổ chức nào được thống nhất từ Việt Minh và Hội Liên Việt?

    Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục I Đề cương tuyên truyền ban hành kèm theo Hướng dẫn 124-HD/BTGTW năm 2023 có quy định về tổ chức được thống nhất từ Việt Minh và Hội Liên Việt như sau:

    Các tổ chức tiền thân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
    - Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị về thành lập Hội Phản đế đồng minh - tổ chức tiền thân đầu tiên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hội Phản đế đồng minh đã tuyên truyền vận động Nhân dân dấy lên cao trào phản đế mạnh mẽ trong cả nước, với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh.
    - Trong những năm 1936 - 1940, Mặt trận Dân chủ Đông Dương và Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế ra đời đã tập hợp đông đảo các tầng lớp Nhân dân chống đế quốc và bè lũ tay sai, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cho dân sinh, dân chủ, dân trí và dân quyền.
    - Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh ra đời đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, thu hút mọi giới đồng bào yêu nước, tạo thành cao trào đánh Pháp, đuổi Nhật, là một nhân tố quyết định góp phần đưa Cách mạng tháng Tám thành công, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
    - Ngày 29/5/1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt) ra đời đã mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hội Liên Việt đã cùng với Mặt trận Việt Minh huy động sức mạnh của Nhân dân làm chỗ dựa vững chắc cho chính quyền cách mạng còn non trẻ và đối phó hiệu quả với thù trong, giặc ngoài, vượt qua thử thách trước tình thế cách mạng và vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”.
    - Ngày 03/3/1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt đã động viên sức mạnh toàn dân, toàn quân tập trung sức người, sức của đẩy mạnh cuộc kháng chiến với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến” làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Nhân dân ta đến thắng lợi.

    Như vậy, Tổ chức được thống nhất từ Việt Minh và Hội Liên Việt là Mặt trận Liên Việt. Việc hợp nhất này diễn ra vào ngày 3 tháng 3 năm 1951.

    Mặt trận này tập hợp các lực lượng yêu nước, không phân biệt tôn giáo, đảng phái hay thành phần xã hội, nhằm đoàn kết toàn dân chống thực dân và xây dựng đất nước.

    Sau này, Mặt trận Liên Việt tiếp tục phát triển và mở rộng, trở thành nền tảng cho việc thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào năm 1955. Đây là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.

    Tổ chức nào được thống nhất từ Việt Minh và Hội Liên Việt? (Ảnh từ Internet)

    Tổ chức nào được thống nhất từ Việt Minh và Hội Liên Việt? (Ảnh từ Internet)

    Vai trò và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận trong quản lý và sử dụng đất đai là gì?

    Căn cứ tại Điều 19 Luật Đất đai 2024 quy định về vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong quản lý và sử dụng đất đai như sau:

    (1) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng pháp luật, thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản pháp luật về đất đai, dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, dự án có sử dụng đất do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư.

    (2) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có trách nhiệm sau đây:

    - Tham gia xây dựng pháp luật; thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản pháp luật về đất đai, dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng cấp, dự án có sử dụng đất do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư;

    - Tham gia ý kiến về trường hợp thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trường hợp cưỡng chế khi thực hiện thu hồi đất;

    - Tham gia ý kiến, giám sát quá trình xây dựng bảng giá đất và thực hiện bảng giá đất;

    - Tham gia hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật;

    - Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thu hồi đất, trưng dụng đất; về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

    (3) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai tới Nhân dân, vận động Nhân dân thực hiện và chấp hành tốt chính sách, pháp luật về đất đai.

    Về quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có phải lấy ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh không?

    Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 70 Luật Đất đai 2024 như sau:

    Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
    1. Việc lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
    2. Việc lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được quy định như sau:
    a) Cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến các sở, ngành có liên quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân có liên quan về quy hoạch sử dụng đất. Việc lấy ý kiến được thực hiện thông qua hình thức công khai thông tin về nội dung của quy hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Nội dung lấy ý kiến gồm báo cáo thuyết minh, hệ thống bản đồ về quy hoạch sử dụng đất;
    b) Việc tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến và hoàn thiện phương án quy hoạch sử dụng đất được thực hiện trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất và phải công bố công khai ý kiến đóng góp và việc tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
    c) Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là 45 ngày kể từ ngày công khai thông tin về nội dung lấy ý kiến.

    Theo đó, việc lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

    Cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến các sở, ngành có liên quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân có liên quan về quy hoạch sử dụng đất. 

    saved-content
    unsaved-content
    94
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ