Loading

11:11 - 30/12/2024

Tổng hợp 10 Luật có hiệu lực từ 2025? Việt Nam có bao nhiêu Bộ luật đang có hiệu lực?

Tổng hợp 10 Luật có hiệu lực từ 2025? Việt Nam có bao nhiêu Bộ luật đang có hiệu lực? Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo những nguyên tắc nào?

Nội dung chính

    Tổng hợp 10 Luật có hiệu lực từ 2025? Việt Nam có bao nhiêu Bộ luật đang có hiệu lực?

    Trong năm 2024, Quốc hội đã thông qua nhiều Nghị quyết, Luật có hiệu lực từ 2025.

    Sau đây là danh sách tổng hợp 10 Luật có hiệu lực từ 2025:

    (1) Luật Đầu tư công 2024;

    (2) Luật Sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024;

    (3) Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024;

    (4) Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ 2024;

    (5) Luật Thủ đô 2024;

    (6) Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản 2024;

    (7) Luật Đường bộ 2024;

    (8) Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024;

    (9) Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024;

    (10) Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023.

    Như vậy, có 10 Luật có hiệu lực từ 2025 như trên.

    Đồng thời, cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 06 Bộ luật đang có hiệu lực như sau:

    (1) Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 2017);

    (2) Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2021);

    (3) Bộ luật Dân sự 2015.

    (4) Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (sửa đổi bổ sung bởi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022; Luật Doanh nghiệp 2020; Bộ luật Lao động 2019).

    (5) Bộ luật Lao động 2019.

    (6) Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 (sửa đổi bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018).

    Tổng hợp 10 Luật có hiệu lực từ 2025? Việt Nam có bao nhiêu Bộ luật đang có hiệu lực?

    Tổng hợp 10 Luật có hiệu lực từ 2025? Việt Nam có bao nhiêu Bộ luật đang có hiệu lực? (Hình từ Internet)

    Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo những nguyên tắc nào?

    Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

    (1) Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

    (2) Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

    (3) Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

    (4) Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

    (5) Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    (6) Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

    Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có những trách nhiệm gì trong việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

    Điều 7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định:

    Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
    1. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ trình và chất lượng dự án, dự thảo văn bản do mình trình.
    2. Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về tiến độ soạn thảo, chất lượng dự án, dự thảo văn bản được phân công soạn thảo.
    3. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền được đề nghị tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về nội dung và thời hạn tham gia góp ý kiến.
    4. Cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kết quả thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
    Cơ quan thẩm tra chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kết quả thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
    5. Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cơ quan khác, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản do mình ban hành.
    6. Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
    7. Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc ban hành văn bản quy định chi tiết có nội dung ngoài phạm vi được giao quy định chi tiết.
    8. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định, cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành nhiệm vụ và tùy theo mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và quy định khác của pháp luật có liên quan trong trường hợp dự thảo văn bản không bảo đảm về chất lượng, chậm tiến độ, không bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật được phân công thực hiện.

    Như vậy, trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có những trách nhiệm theo quy định trên.

    saved-content
    unsaved-content
    112