Loading


Trách nhiệm của Hội đồng giải thể sau khi có quyết định giải thể Quỹ phát triển đất được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của Hội đồng giải thể sau khi có quyết định giải thể Quỹ phát triển đất được quy định như thế nào? Thành phần Hội đồng, phương án giải thể, nhiệm vụ của Quỹ?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của Hội đồng giải thể sau khi có quyết định giải thể Quỹ phát triển đất được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Trách nhiệm của Quỹ phát triển đất và trách nhiệm của Hội đồng giải thể sau khi có quyết định giải thể
    ...
    2. Trách nhiệm của Hội đồng giải thể:
    a) Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực, Hội đồng giải thể có trách nhiệm:
    Thu hồi con dấu của Quỹ phát triển đất để phục vụ việc giải thể;
    Tổ chức giải thể Quỹ phát triển đất theo phương án được duyệt.
    b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc giải thể, Hội đồng giải thể báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả giải thể.
    c) Hội đồng giải thể được sử dụng con dấu của Quỹ phát triển đất để phục vụ công tác giải thể và yêu cầu Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phương án xử lý tài sản của Quỹ phát triển đất sau khi bàn giao cho Hội đồng giải thể.

    Như vậy, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực thì Hội đồng giải thể Quỹ phát triển đất chịu trách nhiệm trong việc thu hồi con dấu, tổ chức thực hiện giải thể theo phương án được phê duyệt.

    Báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian quy định.

    Đồng thời, Hội đồng giải thể được phép sử dụng con dấu của Quỹ để phục vụ công tác giải thể và phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phương án xử lý tài sản của Quỹ phát triển đất sau khi bàn giao cho Hội đồng giải thể.

    Trách nhiệm của Hội đồng giải thể sau khi có quyết định giải thể Quỹ phát triển đất được quy định như thế nào? (Ảnh từ Internet)

    Trách nhiệm của Hội đồng giải thể sau khi có quyết định giải thể Quỹ phát triển đất được quy định như thế nào? (Ảnh từ Internet)

    Thành phần Hội đồng giải thể bao gồm những gì?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 104/2024/NĐ-CP có quy định về thành phần của Hội đồng giải thể như sau:

    Quy trình giải thể Quỹ phát triển đất
    1. Trường hợp Quỹ phát triển đất đã được thành lập nhưng không cần thiết phải duy trì Quỹ phát triển đất thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng giải thể để tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phương án và tổ chức thực hiện giải thể Quỹ. Thành phần Hội đồng giải thể bao gồm:
    a) Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    b) Đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan.
    c) Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ.

    d) Đại diện của các cơ quan liên quan (nếu cần thiết) theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    ...

    Theo đó, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gồm 4 thành phần như sau:

    (1) Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    (2) Đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan.

    (3) Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ.

    (4) Đại diện của các cơ quan liên quan (nếu cần thiết) theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    Việc thành lập Hội đồng giải thể là để tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phương án và tổ chức thực hiện giải thể Quỹ.

    Phương án giải thể Quỹ phát triển đất bao gồm các nội dung gì?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 104/2024/NĐ-CP có quy định về phương án giải thể Quỹ phát triển đất bao gồm các nội dung như sau:

    Quy trình giải thể Quỹ phát triển đất
    ...
    2. Hội đồng giải thể xây dựng phương án giải thể, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua. Phương án giải thể Quỹ phát triển đất bao gồm các nội dung sau:
    a) Đánh giá của tổ chức kiểm toán độc lập về thực trạng tài chính và xác định giá trị thực của vốn điều lệ của Quỹ, trừ trường hợp Quỹ đã có báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập trong vòng 06 tháng trước thời điểm quyết định giải thể Quỹ.
    b) Phương án xử lý vốn điều lệ, xử lý tài sản của Quỹ.
    c) Phương án chuyển giao các khoản ủy thác, nhận ủy thác của Quỹ.
    d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.
    đ) Điều khoản chấm dứt toàn bộ nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ.

    Như vậy, nội dung của phương án giải thể Quỹ phát triển đất bao gồm các nội dung theo quy định trên.

    Nhiệm vụ của Quỹ phát triển đất là gì?

    Theo quy định tại Điều 6 Nghị đinh 104/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Nhiệm vụ của Quỹ phát triển đất
    1. Quản lý, bảo toàn và phát triển vốn.
    2. Thực hiện các nhiệm vụ ứng vốn theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; thực hiện thu hồi vốn ứng theo quy định.
    3. Chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản, kế toán, kiểm toán và các quy định khác có liên quan.
    4. Quyết định dừng, thu hồi vốn ứng khi phát hiện tổ chức được ứng vốn vi phạm quy định về sử dụng vốn ứng hoặc chậm hoàn trả vốn ứng.
    5. Kiểm tra đối với việc sử dụng vốn ứng và thu hồi vốn ứng theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Nghị định này; xác định chi phí quản lý vốn ứng theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
    6. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định; báo cáo đột xuất về tình hình quản lý, sử dụng vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
    7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

    Theo đó, Quỹ phát triển đất có nhiệm vụ theo quy định trên.

    saved-content
    unsaved-content
    61