Loading


Trong cuộc họp thôn hoặc tổ dân phố, nhân dân bàn và quyết định những vấn đề gì theo quy định của pháp luật?

Nhân dân bàn và quyết định những vấn đề gì trong cuộc họp thôn, tổ dân phố? Nhân dân bàn và quyết định theo các hình thức nào? Công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở có những quyền gì?

Nội dung chính

    Nhân dân bàn và quyết định những vấn đề gì trong cuộc họp thôn, tổ dân phố?

    Căn cứ theo Điều 15 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:

    Những nội dung Nhân dân bàn và quyết định

    1. Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tài sản, công sức.

    2. Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác.

    3. Nội dung hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.

    4. Bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

    5. Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

    6. Các công việc tự quản khác trong nội bộ cộng đồng dân cư không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.

    Như vậy, có 06 nội dung Nhân dân bàn và quyết định trong cuộc họp thôn, tổ dân phố cụ thể là:

    - Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tài sản, công sức.

    - Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác.

    - Nội dung hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.

    - Bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

    - Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

    - Các công việc tự quản khác trong nội bộ cộng đồng dân cư không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.

    Nhân dân bàn và quyết định những vấn đề gì trong cuộc họp thôn, tổ dân phố? (Hình từ Internet)

    Nhân dân bàn và quyết định theo các hình thức nào?

    Căn cứ Điều 17 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định hình thức Nhân dân bàn và quyết định:

    Hình thức Nhân dân bàn và quyết định

    1. Tùy theo nội dung được đề xuất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức để Nhân dân ở thôn, tổ dân phố bàn và quyết định bằng một trong các hình thức sau đây:

    a) Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư;

    b) Phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình;

    c) Biểu quyết trực tuyến phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn.

    2. Việc bàn, quyết định các nội dung quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 15 của Luật này phải được thực hiện tại cuộc họp của cộng đồng dân cư, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 của Luật này. Hình thức phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

    Hình thức biểu quyết trực tuyến chỉ áp dụng trong trường hợp cộng đồng dân cư quyết định các công việc quy định tại khoản 6 Điều 15 của Luật này mà Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi thống nhất với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố thấy không cần thiết tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư hoặc phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình.

    3. Trường hợp pháp luật có quy định khác về việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định thì thực hiện theo quy định đó.

    Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức để Nhân dân ở thôn, tổ dân phố bàn và quyết định bằng một trong các hình thức sau:

    - Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư;

    - Phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình;

    - Biểu quyết trực tuyến phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn.

    Công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở có những quyền gì?

    Căn cứ Điều 5 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 quy định quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:

    - Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật.

    - Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định pháp luật.

    - Kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

    - Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    38
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ