Loading


Trường hợp thiết kế xây dựng đã phê duyệt có quy định thì có thực hiện quan trắc công trình?

Thiết kế xây dựng đã phê duyệt có quy định thì thực hiện quan trắc công trình? Phải báo cho nhà thầu thiết kế khi kết quả quan trắc có giá trị vượt giá trị giới hạn thiết kế?

Nội dung chính

    Trường hợp thiết kế xây dựng đã phê duyệt có quy định thì có thực hiện quan trắc công trình?

    Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BXD quy định:

    Quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng
    1. Việc quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại Điều 4, khoản 10 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP do nhà thầu thi công xây dựng tổ chức thực hiện trong các trường hợp sau:
    a) Theo quy định của chỉ dẫn kỹ thuật, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt và thiết kế biện pháp thi công đã được chấp thuận;
    b) Khi công trình có biểu hiện bất thường (ví dụ: công trình bị sụt, trượt, lún, nghiêng, nứt,...) cần phải được quan trắc nhằm đánh giá, xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý hoặc ngăn ngừa sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng.
    ...

    Như vậy, theo quy định thì việc quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng được tổ chức thực hiện khi thiết kế xây dựng đã được phê duyệt có quy định.

    Trường hợp thiết kế xây dựng đã phê duyệt có quy định thì có thực hiện quan trắc công trình?

    Trường hợp thiết kế xây dựng đã phê duyệt có quy định thì có thực hiện quan trắc công trình? (Ảnh từ Internet)

    Có phải báo cáo cho nhà thầu thiết kế trong trường hợp kết quả quan trắc có giá trị vượt giá trị giới hạn thiết kế cho phép?

    Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BXD quy định:

    Quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng
    ...
    2. Đề cương quan trắc do nhà thầu lặp, trình chủ đầu tư chấp thuận phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau: đối tượng, phạm vi, thông số, tần suất, thời điểm quan trắc; nhân lực, thiết bị quan trắc; quy trình thực hiện quan trắc; phương pháp phân tích, xử lý số liệu quan trắc; đánh giá, kết luận kết quả quan trắc; đề xuất, kiến nghị (nếu có).
    3. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc, tổng hợp kết quả quan trắc đối với từng chu kỳ theo đề cương quan trắc đã được chấp thuận. Trường hợp kết quả quan trắc có giá trị vượt giá trị giới hạn thiết kế cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường khác ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn chịu lực của công trình thì nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm kịp thời báo cáo bằng văn bản gửi chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng để có ý kiến đánh giá và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
    ...

    Như vậy, trường hợp kết quả quan trắc có giá trị vượt giá trị giới hạn thiết kế cho phép thì nhà thầu thi công phải báo cáo bằng văn bản gửi nhà thầu thiết kế xây dựng để có ý kiến đánh giá và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

    Nội dung giám định xây dựng có gồm giám định thiết kế xây dựng?

    Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định:

    Giám định xây dựng
    1. Nội dung giám định xây dựng:
    a) Giám định chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình, công trình xây dựng;
    b) Giám định nguyên nhân hư hỏng, sự cố công trình xây dựng theo quy định tại Chương IV Nghị định này;
    c) Các nội dung giám định khác.
    2. Cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định xây dựng:
    a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định đối với các công trình trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
    b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức giám định đối với công trình quốc phòng, an ninh;
    ...

    Như vậy, nội dung giám định thiết kế xây dựng phải bao gồm giám định thiết kế xây dựng.

    Quản lý công tác thiết kế xây dựng quy định ra sao?

    Căn cứ Điều 34 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:

    Quản lý công tác thiết kế xây dựng
    1. Nhà thầu thiết kế xây dựng chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng do mình thực hiện; việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng của cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư, người quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế xây dựng về chất lượng thiết kế xây dựng do mình thực hiện.
    2. Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này phải đảm nhận những công việc thiết kế chủ yếu của công trình và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu. Nhà thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng thiết kế xây dựng trước tổng thầu và trước pháp luật đối với phần việc do mình đảm nhận.
    3. Trong quá trình thiết kế xây dựng công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, nhà thầu thiết kế xây dựng có quyền đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm mô phỏng để kiểm tra, tính toán khả năng làm việc của công trình nhằm hoàn thiện thiết kế xây dựng, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn công trình.
    4. Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, sự phù hợp về quy cách, số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng so với quy định của hợp đồng xây dựng và thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu thiết kế xây dựng nếu đạt yêu cầu.

    Như vậy, việc quản lý công tác thiết kế xây dựng được quy định như trên.

    saved-content
    unsaved-content
    68