Loading


Chủ đầu tư có nghĩa vụ lưu trữ hồ sơ thiết kế xây dựng trong việc thiết kế xây dựng đúng không?

Chủ đầu tư có nghĩa vụ lưu trữ hồ sơ thiết kế xây dựng trong việc thiết kế xây dựng đúng không?

Nội dung chính

    Chủ đầu tư có nghĩa vụ lưu trữ hồ sơ thiết kế xây dựng trong việc thiết kế xây dựng đúng không?

    Căn cứ vào khoản 2 Điều 85 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng như sau:

    Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng
    ...
    2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
    a) Lựa chọn nhà thầu thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng;
    b) Xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng;
    c) Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho nhà thầu thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
    d) Thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng thiết kế xây dựng đã ký kết;
    đ) Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
    e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về kết quả công việc do mình thực hiện;
    g) Lưu trữ hồ sơ thiết kế xây dựng;
    h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, chủ đầu tư có nghĩa vụ lưu trữ hồ sơ thiết kế xây dựng trong việc thiết kế xây dựng.

    Chủ đầu tư có nghĩa vụ lưu trữ hồ sơ thiết kế xây dựng trong việc thiết kế xây dựng đúng không?

    Chủ đầu tư có nghĩa vụ lưu trữ hồ sơ thiết kế xây dựng trong việc thiết kế xây dựng đúng không? (Hình từ Internet)

    Chủ đầu tư có các quyền gì trong việc thiết kế xây dựng?

    Căn cứ vào khoản 1 Điều 85 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về quyền của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng như sau:

    Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng
    1. Chủ đầu tư có các quyền sau:
    a) Tự thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng;
    b) Lựa chọn nhà thầu thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
    c) Đàm phán, ký kết hợp đồng thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; giám sát và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; đình chỉ hoặc chấm dứt hợp đồng theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan;
    d) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
    2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
    a) Lựa chọn nhà thầu thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng;
    b) Xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng;
    ....

    Như vậy, chủ đầu tư có các quyền sau:

    - Tự thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng;

    - Lựa chọn nhà thầu thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;

    - Đàm phán, ký kết hợp đồng thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; giám sát và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; đình chỉ hoặc chấm dứt hợp đồng theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan;

    - Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

    Thiết kế xây dựng cần đảm bảo những yêu cầu như thế nào?

    Căn cứ Điều 79 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 quy định về yêu cầu đối với thiết kế xây dựng như sau:

    - Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; phù hợp với nội dung dự án đầu tư xây dựng được duyệt, quy hoạch đô thị và nông thôn, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội tại khu vực xây dựng.

    - Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng yêu cầu của từng bước thiết kế.

    - Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.

    - Có giải pháp thiết kế phù hợp và chi phí xây dựng hợp lý; bảo đảm đồng bộ trong từng công trình và với các công trình liên quan; bảo đảm điều kiện về tiện nghi, vệ sinh, sức khỏe cho người sử dụng; tạo điều kiện cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em sử dụng công trình. Khai thác lợi thế và hạn chế tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên; ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ, vật liệu thân thiện với môi trường.

    - Thiết kế xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014.

    - Nhà thầu thiết kế xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc do mình thực hiện.

    - Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:

    + Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại khoản 3 Điều này;

    + Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch đô thị và nông thôn được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.

    Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, có hiệu lực từ ngày 01/07/2025

    saved-content
    unsaved-content
    38