Loading


Quy định về việc điều chỉnh thiết kế xây dựng như thế nào?

Quy định về việc điều chỉnh thiết kế xây dựng như thế nào? Quy định chung về thiết kế xây dựng như thế nào?

Nội dung chính

    Quy định về việc điều chỉnh thiết kế xây dựng như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 84 Luật Xây dựng 2014, quy định về điều chỉnh thiết kế xây dựng như sau:

    Điều chỉnh thiết kế xây dựng
    1. Thiết kế xây dựng đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
    a) Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng;
    b) Trong quá trình thi công xây dựng có yêu cầu phải điều chỉnh thiết kế xây dựng để bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả của dự án.
    2. Khi điều chỉnh thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều này mà có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu của kết cấu chịu lực, biện pháp tổ chức thi công ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình thì việc điều chỉnh thiết kế xây dựng phải được thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng 2014.

    Như vậy, điều chỉnh thiết kế xây dựng được quy định như trên.

    Quy định về việc điều chỉnh thiết kế xây dựng như thế nào?Quy định về việc điều chỉnh thiết kế xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)

    Quy định chung về thiết kế xây dựng như thế nào?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 78 Luật Xây dựng 2014, sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về thiết kế xây dựng như sau:

    - Thiết kế xây dựng gồm:

    + Thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;

    + Thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

    + Các thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm thiết kế kỹ thuật tổng thể (Front - End Engineering Design, sau đây gọi là thiết kế FEED), thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế.

    - Thiết kế xây dựng được thực hiện theo trình tự một bước hoặc nhiều bước như sau:

    + Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công;

    + Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công;

    + Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công;

    + Thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.

    - Người quyết định đầu tư quyết định số bước thiết kế xây dựng khi phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng.

    - Hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) theo yêu cầu của chủ đầu tư.

    - Thiết kế bản vẽ thi công do tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu thi công xây dựng lập cho toàn bộ công trình hoặc từng hạng mục công trình hoặc từng giai đoạn thi công công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư.

    - Chính phủ quy định chi tiết các bước thiết kế xây dựng, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh thiết kế xây dựng.

    Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 86 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi điểm c Khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình như sau:

    Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
    1. Nhà thầu thiết kế xây dựng có các quyền sau:
    a) Yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế xây dựng;
    b) Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế xây dựng và ngoài hợp đồng thiết kế xây dựng;
    c) Quyền tác giả đối với thiết kế xây dựng;
    d) Thuê nhà thầu phụ thực hiện thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng;
    đ) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
    2. Nhà thầu thiết kế xây dựng có các nghĩa vụ sau:
    a) Chỉ được nhận thầu thiết kế xây dựng phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng;
    b) Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình; lập hồ sơ thiết kế xây dựng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, bước thiết kế, quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;
    c) Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế do mình đảm nhận trong đó bao gồm nội dung quy định tại Điều 79 và Điều 80 của Luật này; chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế của nhà thầu phụ (nếu có). Nhà thầu phụ khi tham gia thiết kế xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả thiết kế trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
    d) Giám sát tác giả thiết kế xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
    đ) Không được chỉ định nhà sản xuất cung cấp vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng trong nội dung thiết kế xây dựng của công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
    e) Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và vi phạm hợp đồng thiết kế xây dựng;
    g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có quyền và nghĩa vụ được quy định như trên.

    saved-content
    unsaved-content
    43