Tự ý xây dựng trụ sở cơ quan trên đất trồng lúa mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép bị xử phạt ra sao?
Nội dung chính
Tự ý xây dựng trụ sở cơ quan trên đất trồng lúa mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép bị xử phạt ra sao?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép
1. Hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 03 héc ta trở lên.
...
4. Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt tương ứng với quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai;b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Việc tự ý xây dựng trụ sở cơ quan trên đất trồng lúa không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị phạt hành chính tùy thuộc vào diện tích đất chuyển đổi. Cụ thể:
- Phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích dưới 0,5 héc ta.
- Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích từ 0,5 héc ta đến dưới 1 héc ta.
- Phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích từ 1 héc ta đến dưới 3 héc ta.
- Phạt từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích từ 3 héc ta trở lên.
Bên cạnh đó, bên vi phạm phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức xử phạt đối với tổ chức bằng 02 lần cá nhân. (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP)
Tự ý xây dựng trụ sở cơ quan trên đất trồng lúa mà không được cơ quan
có thẩm quyền cho phép bị xử phạt ra sao? (Hình từ internet)
Đất trồng lúa được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại.
a) Đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm;
b) Đất trồng lúa còn lại là đất trồng một vụ lúa nước trong năm và đất trồng lúa nương.
2. Gây ô nhiễm đất trồng lúa là hoạt động sử dụng hoặc tạo ra hoặc phát tán các chất độc hại, sinh vật gây hại, làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của đất gây ô nhiễm môi trường đất, giảm năng suất lúa.
...
Theo quy định trên thì đất trồng lúa được hiểu là đất trồng lúa ít nhất một vụ trong năm hoặc kết hợp với mục đích sử dụng đất khác, nhưng việc trồng lúa vẫn là chính.
Đất trồng lúa bao gồm hai loại: đất chuyên trồng lúa, là đất trồng hai vụ lúa trở lên trong năm, và đất trồng lúa còn lại, bao gồm đất trồng một vụ lúa hoặc đất trồng lúa nương.
Điều kiện chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở là gì?
Căn cứ Điều 122 Luật Đất đai 2024 điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở như sau:
Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang mục đích khác sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và đáp ứng các căn cứ quy định tại Điều 116 của Luật này, trừ trường hợp sử dụng đất thực hiện dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Dầu khí; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang mục đích khác phải tuân theo tiêu chí, điều kiện do Chính phủ quy định.
2. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Ký quỹ hoặc các hình thức bảo đảm khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư và điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
c) Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai hoặc có vi phạm quy định của pháp luật về đất đai nhưng đã chấp hành xong quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm đề nghị giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Việc xác định người sử dụng đất vi phạm quy định của pháp luật về đất đai áp dụng đối với tất cả các thửa đất đang sử dụng trên địa bàn cả nước.
3. Việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Người được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác;
c) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương và không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng quy định tại Điều 78 và Điều 79 của Luật này;
d) Có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Căn cứ Điều 46 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chí, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang mục đích khác
1. Tiêu chí, điều kiện chuyển mục đích sử dụng từ 02 ha trở lên đối với đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang mục đích khác bao gồm:
a) Có phương án trồng rừng thay thế hoặc văn bản hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
b) Có phương án sử dụng tầng đất mặt theo quy định của pháp luật về trồng trọt;
c) Có đánh giá sơ bộ tác động môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quy định tiêu chí, điều kiện cụ thể việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang mục đích khác để bảo đảm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng với yêu cầu bảo đảm an ninh lương thực và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đối với trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định pháp luật, điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở được quy định như trên.