Loading

08:57 - 02/11/2024

Tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được quy định như thế nào?

Quy định về tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS, thực hiện các biện pháp và cung cấp dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV theo Nghị định 141/2024/NĐ-CP

Nội dung chính

    Tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS được quy định như thế nào?

    Ngày 28 tháng 10 năm 2024 Chính phủ ban hành Nghị định 141/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

    Theo đó, tại Điều 13 Nghị định 141/2024/NĐ-CP quy định về tuyên tuyền về phòng chống HIV/AIDS như sau:

    Tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
    1. Người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao được tham gia tuyên truyền và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
    2. Nội dung và hình thức tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định số 63/2021/NĐ-CP.

    Như vậy, đối với người bị nhiễm HIV và người có hành vi nguy cơ cao thì được tuyên truyền để giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

    Nội dung tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 63/2021/NĐ-CP như sau:

    (1) Nguyên nhân, đường lây truyền HIV, các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và các biện pháp chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV;

    (2) Hậu quả của HIV/AIDS đối với sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển kinh tế - xã hội;

    (3) Quyền, nghĩa vụ của cá nhân và của người nhiễm HIV trong phòng, chống HIV/AIDS;

    (4) Các phương pháp, dịch vụ xét nghiệm, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV;

    (5) Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;

    (6) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV;

    (7) Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và các nội dung về chăm sóc sức khỏe khác;

    (8) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.

    Hình thức tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 63/2021/NĐ-CP như sau:

    (1) Thông qua các phương tiện truyền thông như: loa truyền thanh, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; chiếu phim có nội dung tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS;

    (2) Truyền thông theo nhóm đối tượng quản lý trên cơ sở phân loại của cơ sở quản lý;

    (3) Truyền thông cá nhân cho đối tượng quản lý;

    (4) Truyền thông trong các sự kiện: Tổ chức các cuộc thi về phòng, chống HIV/AIDS; các buổi văn nghệ và các sự kiện lồng ghép các nội dung phòng, chống HIV/AIDS nhân các sự kiện của cơ sở quản lý hoặc Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS;

    (5) Lồng ghép các nội dung về phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình giáo dục thường xuyên của cơ sở quản lý;

    (6) Cấp phát các ấn phẩm, tài liệu truyền thông cho đối tượng quản lý;

    (7) Việc tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật 2012.

    Tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được quy định như thế nào? (Ảnh từ Internet)Tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được quy định như thế nào? (Ảnh từ Internet)

    Thực hiện các biện pháp nào nhằm can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 141/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
    ...
    3. Thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, bao gồm:
    a) Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bao cao su khi đáp ứng quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định này;
    b) Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch khi đáp ứng quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Nghị định này;
    c) Dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV khi đáp ứng quy định tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 63/2021/NĐ-CP;
    d) Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế khi đáp ứng quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.

    Theo đó, các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm:

    (1) Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su theo hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 141/2024/NĐ-CP:

    Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su
    1. Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Phòng, chống HIV/AIDS được thực hiện theo một trong các hình thức sau:
    a) Cung cấp miễn phí bao cao su thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Bao cao su cung cấp miễn phí phải được in rõ trên bao bì hoặc nhãn phụ dòng chữ “Cung cấp miễn phí, không được bán”;
    b) Bán thương mại bao cao su theo quy định của pháp luật về quản lý thiết bị y tế.

    (2) Cung cấp và hướng dẫn bơm kim tiêm sạch theo hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP:

    Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch
    1. Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy được thực hiện theo một trong các hình thức sau:
    a) Cung cấp miễn phí bơm kim tiêm sạch thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Bơm kim tiêm sạch cung cấp miễn phí phải được in rõ trên bao bì hoặc nhãn phụ dòng chữ “Cung cấp miễn phí, không được bán”;
    b) Bán thương mại bơm kim tiêm sạch theo quy định của pháp luật về quản lý thiết bị y tế.

    (3) Dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV quy định khi đáp ứng quy định tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 63/2021/NĐ-CP;

    (4) Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

    Ngoài ra, còn giới thiệu người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV đến các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

    Cung cấp dịch vụ tư vấn, xét nghiệm, cung cấp sinh phẩm tự xét nghiệm HIV được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 141/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Cung cấp dịch vụ tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, cung cấp sinh phẩm tự xét nghiệm HIV
    1. Người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao được thực hiện các hoạt động sau:
    a) Cung cấp dịch vụ tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS khi đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định này;
    b) Cung cấp dịch vụ xét nghiệm sàng lọc HIV khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 39 Nghị định này;
    c) Cung cấp sinh phẩm tự xét nghiệm HIV thuộc danh mục hàng hóa thông thường theo quy định của pháp luật về quản lý thiết bị y tế.
    2. Việc triển khai các hoạt động tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS, xét nghiệm sàng lọc HIV và cung cấp sinh phẩm tự xét nghiệm HIV thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh và HIV/AIDS.
    3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trên địa bàn quản lý hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động của người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao khi tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, cung cấp sinh phẩm tự xét nghiệm HIV.

    Như vậy, các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, cùng việc cung cấp sinh phẩm tự xét nghiệm, được triển khai nhằm hỗ trợ người nhiễm HIV và người có hành vi nguy cơ cao trong phòng chống HIV/AIDS.

    Những dịch vụ này bao gồm tư vấn phòng chống, xét nghiệm sàng lọc và cung cấp sinh phẩm tự xét nghiệm, với yêu cầu tuân thủ theo các điều kiện pháp lý và hướng dẫn chuyên môn.

    Đồng thời, UBND các cấp có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ.

    Nghị định 141/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2024.

    saved-content
    unsaved-content
    62