Loading


Việc cấp đổi Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu được thực hiện theo thủ tục như thế nào?

Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định chi tiết về vấn đề này?

Nội dung chính

    Việc cấp đổi Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu được thực hiện theo thủ tục như thế nào?

    Theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 19 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu thì:

    Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP:
    a) Cơ sở làm văn bản gửi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và nêu rõ lý do đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
    b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) văn bản đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP;
    c) Cơ sở có thể gửi văn bản trực tiếp, theo đường bưu điện, qua fax, thư điện tử (sau đó gửi bản chính);
    d) Trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của Cơ sở, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP cho Cơ sở.
    Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP được cấp đổi trùng với thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP cũ.

    Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT để nắm rõ quy định này.

    saved-content
    unsaved-content
    28