Loading


Việc thôi làm hòa giải viên được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành về hòa giải ở cơ sở?

Việc thôi làm hòa giải viên được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành? Trường hợp thôi làm hòa giải viên đối với tổ trưởng tổ hòa giải thì được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Việc thôi làm hòa giải viên được quy định như thế nào?

    Việc thôi làm hòa giải viên được quy định tại Điều 11 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 cụ thể như sau:

    - Việc thôi làm hòa giải viên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

    + Theo nguyện vọng của hòa giải viên;

    + Hòa giải viên không còn đáp ứng một trong các tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 của Luật này;

    + Vi phạm nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Điều 4 của Luật này hoặc không có điều kiện tiếp tục làm hòa giải viên do bị xử lý vi phạm pháp luật.

    - Trường hợp thôi làm hòa giải viên quy định tại khoản 1 Điều này thì tổ trưởng tổ hòa giải đề nghị Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố làm văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thôi làm hòa giải viên.

    Trường hợp thôi làm hòa giải viên đối với tổ trưởng tổ hòa giải thì Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố làm văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thôi làm hòa giải viên.

    - Quyết định thôi làm hòa giải viên được gửi Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Trưởng ban công tác Mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, hòa giải viên và thông báo công khai ở thôn, tổ dân phố.

     

    saved-content
    unsaved-content
    24
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ