Loading


Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cần thu thập các tài liệu, dữ liệu nào?

Các tài liệu, dữ liệu cần thực hiện thu thập cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm những gì?

Nội dung chính

    Khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cần thu thập các tài liệu, dữ liệu nào?

    Căn cứ Điều 8 Thông tư 05/2017/TT-BTNMT thì các tài liệu, dữ liệu cần thu thập cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính gồm:

    - Bản đồ địa chính mới nhất dạng số (hoặc dạng giấy đối với những khu vực không có bản đồ địa chính dạng số) và các loại tài liệu đo đạc khác đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận (bản đồ giải thửa, sơ đồ, trích đo địa chính).

    - Sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp Giấy chứng nhận, sổ đăng ký biến động, bản lưu Giấy chứng nhận.

    - Hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất.

    - Hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.

    - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã (dạng số) của kỳ kiểm kê gần nhất.

    - Đơn đăng ký đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền tổ chức việc đăng ký đất đai trong thời gian xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nhưng đã hết thời gian xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà chưa hoàn thành việc đăng ký đất đai.

    Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cần thu thập các tài liệu, dữ liệu nào?

    Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cần thu thập các tài liệu, dữ liệu nào? (Hình từ Internet)

    Việc rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu tài liệu, dữ liệu cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính được pháp luật quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 9 Thông tư 05/2017/TT-BTNMT quy định cụ thể về việc rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính như sau:

    (1) Rà soát, đánh giá tài liệu, dữ liệu:

    Nội dung rà soát, đánh giá phải xác định được thời gian xây dựng, mức độ đầy đủ thông tin, khả năng liên kết của các thửa đất liền kề trên một nền không gian, tính pháp lý của từng tài liệu, dữ liệu để lựa chọn sử dụng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; ưu tiên lựa chọn loại tài liệu, dữ liệu có thời điểm lập mới nhất, có đầy đủ thông tin nhất, có giá trị pháp lý cao nhất.

    Kết quả rà soát, đánh giá được lập thành báo cáo, trong đó phải xác định được từng loại tài liệu sử dụng để xây dựng dữ liệu không gian địa chính và xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính theo quy định sau:

    - Tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian địa chính

    Tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian địa chính ưu tiên sử dụng bản đồ địa chính. Trường hợp khu vực chưa thành lập bản đồ địa chính thì sử dụng các loại tài liệu đo đạc khác đã dùng để cấp Giấy chứng nhận để xây dựng dữ liệu không gian địa chính và phải đánh giá độ chính xác, khả năng liên kết không gian giữa các thửa đất liền kề để có phương án xây dựng dữ liệu không gian địa chính cho phù hợp;

    - Tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính

    Tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính ưu tiên sử dụng bản lưu Giấy chứng nhận và sổ địa chính. Trường hợp bản lưu Giấy chứng nhận, sổ địa chính không đầy đủ thông tin, không được cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên thì phải lựa chọn hồ sơ đăng ký đất đai đối với trường hợp còn thiếu để cập nhật.

    Các tài liệu để cập nhật hoặc chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính gồm: hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.

    (2) Phân loại các thửa đất:

    Thực hiện phân loại thửa đất trên cơ sở hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất. Kết quả phân loại thửa đất được lập theo Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này. Các thửa đất được phân loại như sau:

    - Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận chưa có tài sản gắn liền với đất (thửa đất loại A);

    - Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận có tài sản gắn liền với đất (thửa đất loại B);

    - Thửa đất được cấp chung một Giấy chứng nhận (thừa đất loại C);

    - Căn hộ, văn phòng, cơ sở dịch vụ - thương mại trong nhà chung cư, nhà hỗn hợp đã được cấp Giấy chứng nhận (thửa đất loại D);

    - Thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận hoặc không được cấp Giấy chứng nhận (thửa đất loại E).

    (3) Đối với các thửa đất chưa thực hiện đăng ký đất đai thì lập danh sách và chuyển cơ quan có thẩm quyền để thực hiện đăng ký đất đai bắt buộc theo quy định của pháp luật.

    (4) Đối với hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được thu thập phải được làm sạch, sắp xếp và đánh số thứ tự theo quy định về hồ sơ địa chính.

    Trách nhiệm kiểm tra và nghiệm thu cơ sở dữ liệu địa chính ra sao?

    Căn cứ Điều 16 Thông tư 05/2017/TT-BTNMT quy định về trách nhiệm kiểm tra và nghiệm thu cơ sở dữ liệu địa chính như sau:

    (1) Đơn vị thi công có trách nhiệm:

    - Chuẩn bị tài liệu và phục vụ giám sát, kiểm tra, nghiệm thu;

    - Tổng hợp, xác định khối lượng sản phẩm đã thực hiện theo định kỳ hàng tháng, theo công đoạn công trình và kết thúc công trình;

    - Lập biên bản bàn giao theo Phụ lục số 06 kèm theo Thông tư 05/2017/TT-BTNMT.

    (2) Đơn vị kiểm tra, nghiệm thu có trách nhiệm:

    - Thực hiện kiểm tra khối lượng, chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

    - Làm thủ tục xác nhận sản phẩm theo định kỳ hàng tháng, theo công đoạn công trình và kết thúc công trình.
    saved-content
    unsaved-content
    88