Loading


Việt Nam chính thức có Quân đoàn 34 từ 15/12/2024?

Việt Nam chính thức có Quân đoàn 34 từ 15/12/2024? Nhà nước có những chính sách gì về quốc phòng? Có những hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng?

Nội dung chính

    Việt Nam chính thức có Quân đoàn 34 từ 15/12/2024?

    Ngày 15/12/2024, Tại thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, Bộ Quốc phòng đã công bố quyết định giải thể Quân đoàn 3, Quân đoàn 4 và thành lập Quân đoàn 34.

    Theo đó, Quân đoàn 34 được thành lập trên cơ sở hợp nhất Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) và Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long).

    Được biết, Thiếu tướng Lê Quang Minh (tư lệnh Quân đoàn 3) được bổ nhiệm giữ chức vụ tư lệnh Quân đoàn 34.

    Bên cạnh đó, Thiếu tướng Lê Minh Quang (chủ nhiệm chính trị Quân khu 9) được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ bí thư Đảng ủy, chính ủy Quân đoàn 34.

    Theo đại tướng Phan Văn Giang, việc thành lập Quân đoàn 34 là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và quân đội nhằm xây dựng quân đội "tinh, gọn, mạnh". Quân đoàn 34 được xác định là quân đoàn chủ lực cơ động chiến lược, tổ chức theo hướng tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại.

    Việt Nam chính thức có Quân đoàn 34 từ 15/12/2024?

    Việt Nam chính thức có Quân đoàn 34 từ 15/12/2024? (Hình từ Internet)

    Nhà nước có những chính sách gì về quốc phòng?

    Điều 4 Luật Quốc phòng 2018 quy định:

    Chính sách của Nhà nước về quốc phòng
    1. Củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, sức mạnh quân sự để xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.
    2. Thực hiện độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời; thực hiện chính sách hòa bình, tự vệ; sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu và hành vi xâm lược.
    3. Thực hiện đối ngoại quốc phòng phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chống chiến tranh dưới mọi hình thức; chủ động và tích cực hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đối thoại quốc phòng, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; không tham gia lực lượng, liên minh quân sự của bên này chống bên kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để chống lại nước khác; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
    4. Huy động nguồn lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
    5. Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho quốc phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế.
    6. Phát triển khoa học và công nghệ để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân, công nghiệp quốc phòng, an ninh đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
    7. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; có chính sách đặc thù ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng chiến lược, trọng điểm, địa bàn xung yếu về quốc phòng.
    8. Nhà nước ghi nhận công lao và khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

    Như vậy, nhà nước có 08 chính sách nêu trên đối với quốc phòng.

    Có những hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng?

    Căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Quốc phòng 2018, có các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng như sau:

    (1) Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    (2) Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức vũ trang trái pháp luật.

    (3) Điều động, sử dụng người, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện để tiến hành hoạt động vũ trang khi chưa có lệnh hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu đã được phê duyệt.

    (4) Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

    (5) Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng để xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    (6) Phân biệt đối xử về giới trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

    saved-content
    unsaved-content
    97