Loading


Xây dựng công trình không theo tuyến ở khu vực ngoài đô thị

Muốn xây dựng công trình không theo tuyến ở khu vực ngoài đô thị, thì cần đáp ứng những điều kiện gì để được cấp giấy phép xây dựng?

Nội dung chính

    Như thế nào là công trình xây dựng không theo tuyến?

    Dựa trên khoản 3 Điều 3 Nghị định 15/2021/NĐ-CP công trình xây dựng theo tuyến được hiểu là các công trình được xây dựng dọc theo một hướng tuyến, có thể trải dài qua một hoặc nhiều khu vực địa giới hành chính. Các loại công trình này bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường dây tải điện, đường cáp viễn thông, đường ống dẫn dầu, dẫn khí, hệ thống cấp thoát nước, đập đầu mối của các công trình thủy lợi và thủy điện, kênh dẫn nước tưới tiêu, đê, kè, và các loại công trình tương tự khác.

    Từ định nghĩa trên, có thể suy ra rằng công trình không theo tuyến là những công trình xây dựng không thuộc danh mục nêu trên, tức là các công trình không được thiết kế và xây dựng theo hướng tuyến cụ thể.

    Xây dựng công trình không theo tuyến ở khu vực ngoài đô thị

    Xây dựng công trình không theo tuyến ở khu vực ngoài đô thị (Hình từ Internet)

    Xây dựng công trình không theo tuyến ở khu vực ngoài đô thị cần đáp ứng những điều kiện gì?

    Theo khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 quy định mọi công trình xây dựng đều phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư, trừ trường hợp được miễn cấp giấy phép xây dựng.

    Theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 trường hợp xây dựng công trình không theo tuyến tại khu vực ngoài đô thị không thuộc trường hợp được miễn cấp giấy phép.

    Nên xây dựng công trình không theo tuyến tại khu vực ngoài đô thị cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 92 Luật Xây dựng2014. Cụ thể:

    - Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

    - Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

    - Thiết kế xây dựng công trình không theo tuyến ngoài đô thị đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng 2014.

    - Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép (giấy phép xây dựng mới, giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, giấy phép di dời công trình).

    Gửi hồ sơ bằng hình thức gì khi đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình không theo tuyến ở khu vực ngoài đô thị?

    Theo khoản 1 Điều 42 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nói chung được gửi trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến theo quy định.

    Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến tại khu vực ngoài đô thị có thể được nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến. Quy định này được áp dụng nhằm đảm bảo sự thuận tiện và minh bạch trong quá trình cấp phép xây dựng.

    Tại khoản 2 Điều 95 Luật Xây dựng 2014 hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến (xây mới) gồm:

    - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

    - Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

    - Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;

    - Bản vẽ thiết kế xây dựng;

    - Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

    Một số giấy tờ nêu trên cần phải đảm bảo thêm điều kiện quy định theo Điều 42 Nghị định 15/2021/NĐ-CP:

    - Các văn bản, giấy tờ, bản vẽ thiết kế trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử.

    - Bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải tuân thủ quy định về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng theo Điều 33 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

    Khi nộp hồ sơ dưới dạng bản sao điện tử, chủ đầu tư chỉ cần nộp một bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng. Việc này giúp giảm bớt thủ tục giấy tờ và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bên liên quan trong quá trình xử lý hồ sơ. Quy định này vừa đảm bảo tính pháp lý vừa hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý xây dựng.

    saved-content
    unsaved-content
    62