Loading


Báo cáo 214/BC-BTP năm 2014 đánh giá tình hình một năm thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg tổ chức thực hiện Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 214/BC-BTP
Ngày ban hành 26/08/2014
Ngày có hiệu lực 26/08/2014
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Đinh Trung Tụng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 214/BC-BTP

Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2014

 

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH 01 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 15/CT-TTg NGÀY 05 THÁNG 7 NĂM 2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 48/2013/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, trên cơ sở tổng hợp báo cáo của 24/24 Bộ, cơ quan ngang Bộ; 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình, kết quả 01 năm thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2013 về việc tổ chức thực hiện Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính (sau đây gọi tắt là Chỉ thị 15/CT-TTg), như sau:

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Trước yêu cầu nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, gắn công tác xây dựng thể chế, theo dõi thi hành pháp luật với công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), bảo đảm thực hiện quản lý nhà nước về kiểm soát TTHC thống nhất, hiệu quả trên phạm vi cả nước, ngày 14 tháng 5 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát TTHC (sau đây gọi tắt là Nghị định số 48/2013/NĐ-CP).

Để triển khai thực hiện Nghị định số 48/2013/NĐ-CP, ngày 05 tháng 7 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 15/CT-TTg chỉ đạo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là UBND cấp tỉnh) quán triệt đúng tầm quan trọng của công tác kiểm soát TTHC; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Nghị định số 48/2013/NĐ-CP kịp thời, thống nhất và hiệu quả; tổ chức thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận nhiệm vụ, bộ máy, biên chế hành chính về kiểm soát TTHC, sửa đổi, hoàn thiện quy trình, quy chế, quy định để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC; bố trí kinh phí và tăng cường kiểm tra việc thực hiện kiểm soát TTHC…

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, ngay từ tháng 7/2013, Lãnh đạo Bộ, cơ quan, UBND cấp tỉnh đã nghiêm túc chỉ đạo, quán triệt đến các cơ quan, đơn vị trong phạm vi thẩm quyền về nội dung Chỉ thị số 15/CT-TTg và quy định của Nghị định số 48/2013/NĐ-CP thông qua nhiều hình thức phù hợp, như: ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện, tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn để quán triệt ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung yêu cầu của công tác kiểm soát TTHC. Hầu hết các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã nghiêm túc triển khai ban hành các Quyết định, Công văn, các Kế hoạch… để chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg (chi tiết tại Phụ lục 1A và 1B gửi kèm theo Báo cáo). Việc chuyển giao nhiệm vụ, tổ chức, biên chế hành chính từ hệ thống văn phòng sang cơ quan tư pháp, tổ chức pháp chế Bộ, ngành cũng đã được các bộ, cơ quan, UBND cấp tỉnh vẫn đảm bảo thực hiện tốt một số nhiệm vụ về kiểm soát TTHC, như: tham gia ý kiến, công bố, công khai TTHC, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của cá nhân, tổ chức…

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Kết quả chuyển giao, tiếp nhận nhiệm vụ, tổ chức, biên chế hành chính

Tính đến hết tháng 12 năm 2013, hầu hết Bộ, cơ quan, UBND cấp tỉnh đã thực hiện xong việc chuyển giao, tiếp nhận nhiệm vụ, tổ chức, biên chế hành chính được giao cho Phòng Kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan, Văn phòng UBND cấp tỉnh về Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan, Sở Tư pháp; trong đó, có 11/24 Bộ, cơ quan và 41/63 địa phương đã sớm hoàn thành việc chuyển giao (trong tháng 7 và tháng 8 năm 2013); một số Bộ, cơ quan; UBND cấp tỉnh đã thực hiện chuyển giao nhưng chưa tổ chức được Phòng Kiểm soát TTHC, như: Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỉnh Trà Vinh…

Hầu hết các Bộ, cơ quan, UBND cấp tỉnh đã bố trí nhân sự, biên chế hành chính cho Phòng Kiểm soát TTHC. Tuy nhiên, chỉ một số ít Bộ, cơ quan, UBND cấp tỉnh bố trí đủ biên chế, nhân sự đảm bảo cho hoạt động của Phòng Kiểm soát TTHC (từ 5 người trở lên), như: Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,… Nhiều Bộ, cơ quan, UBND cấp tỉnh chưa bố trí đủ biên chế, nhân sự cho hoạt động kiểm soát TTHC, như: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Xây dựng, Nghệ An, Hậu Giang…, thậm chí có nơi chưa bổ nhiệm, phân công cán bộ, công chức chuyên trách thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC mà vẫn bố trí thực hiện kiêm nhiệm, như: tỉnh Trà Vinh (chi tiết tại Phụ lục 2A và 2B gửi kèm theo Báo cáo).

Việc thiết lập hệ thống cán bộ, công chức đầu mối làm kiểm soát TTHC cơ bản đã được kiện toàn và nhiều cơ quan đã áp dụng chi hỗ trợ cho cán bộ, công chức đầu mối, như các Bộ: Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Bến Tre.

2. Kết quả sửa đổi, hoàn thiện quy trình, quy chế để thực hiện công tác kiểm soát TTHC

Việc sửa đổi, hoàn thiện Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính và Quy chế phối hợp công bố, công khai TTHC đã được nhiều Bộ, cơ quan, UBND cấp tỉnh thực hiện. Tuy nhiên, tiến độ, kết quả ban hành văn bản chưa đồng đều. Một số Bộ, cơ quan, UBND cấp tỉnh đã hoàn thành sớm việc ban hành, sửa đổi, hoàn thiện cả 03 văn bản về quy trình, quy chế để thực hiện kiểm soát TTHC, gồm: các Bộ: Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngoại giao, Nội vụ và 31/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Cần Thơ, Bình Phước, Hải Phòng, Bến Tre, Vĩnh Long, Kon Tum, Phú Yên, Đà Nẵng, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cà Mau, Điện Biên…); đặc biệt, một số Bộ đã sử dụng hình thức Thông tư để quy định về quy trình, quy chế phối hợp thực hiện, kiểm soát TTHC, như: Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng… Riêng các tỉnh Quảng Nam, Phú Thọ, Hậu Giang, Lào Cai cho đến thời điểm này vẫn chưa hoàn thành việc sửa đổi, ban hành quy trình, quy chế về kiểm soát TTHC (chi tiết tại Phụ lục 3A và 3B gửi kèm theo Báo cáo).

3. Công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC

Thực hiện Nghị định số 48/2013/NĐ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hầu hết Bộ, cơ quan, UBND cấp tỉnh đã tổ chức thực hiện kiểm tra về kiểm soát TTHC, cụ thể như sau:

Năm 2013 (tính từ tháng 7 đến hết tháng 12), có 18/24 Bộ, ngành1 và 38/63 UBND cấp tỉnh2 đã hoàn thành kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC theo Chỉ thị số 15/CT-TTg.

Năm 2014, tính đến hết ngày 31/7/2014, đã có 13/24 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 44/63 UBND cấp tỉnh đã thực hiện kiểm tra theo kế hoạch. Một số Bộ, như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các tỉnh: Bến Tre, Long An, Bình Phước, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Lai Châu, Yên Bái, Đà Nẵng dự kiến sẽ thực hiện kiểm tra trong quý III và đầu quý IV năm 2014. Một số Bộ, ngành chưa thực hiện kiểm tra hoặc không có thông tin báo cáo về công tác kiểm tra, như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Ủy ban Dân tộc, Thanh tra Chính phủ và các tỉnh: Cần Thơ, Bạc Liêu, Bắc Kạn, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Kon Tum, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Nam.

Riêng Bộ Tư pháp, năm 2013, đã hoàn thành việc kiểm tra tại 9 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trao đổi, làm việc với 19/23 Bộ, ngành về tình hình triển khai công tác kiểm soát TTHC năm 2013, bàn phương hướng nhiệm vụ năm 2014. Trong 6 tháng đầu năm 2014 (tính đến hết tháng 7 năm 2014), Bộ Tư pháp đã kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC tại 9 Bộ, gồm: Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Nội vụ, Quốc phòng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Y tế; và tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Thái Bình, Thanh Hóa, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Nội dung kiểm tra trong năm 2013 chủ yếu tập trung nắm bắt về tình hình, kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng; nội dung kiểm tra năm 2014, tập trung vào việc nắm bắt tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ: đánh giá tác động TTHC, tham gia ý kiến, tham gia thẩm định quy định TTHC tại các dự án, dự thảo VBQPPL, việc công bố, công khai và giải quyết TTHC.

Thông qua hoạt động kiểm tra, các Bộ, cơ quan, UBND cấp tỉnh đã giúp các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý nắm vững kỹ năng, nghiệp vụ và thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ về kiểm soát TTHC (chi tiết tại Phụ lục 4A và 4B gửi kèm theo Báo cáo).

4. Việc bố trí kinh phí cho hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính

Năm 2013, việc bố trí kinh phí cho hoạt động kiểm soát TTHC đã được các Bộ, cơ quan, UBND cấp tỉnh thực hiện cùng với việc chuyển giao tổ chức, bộ máy làm công tác kiểm soát TTHC.

Năm 2014, việc bố trí kinh phí cho hoạt động kiểm soát TTHC tại hầu hết các Bộ, cơ quan, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn nhiều khó khăn: một số cơ quan đã được cấp kinh phí nhưng còn thiếu, chưa đủ so với khối lượng công việc phải thực hiện; một số cơ quan chưa được bố trí nguồn riêng; thậm chí có nơi, tính đến nay (hết tháng 7/2014) vẫn chưa được bố trí kinh phí cho hoạt động.

5. Về nhiệm vụ Thủ tướng giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành 02 Thông tư liên tịch (Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28 tháng 4 năm 2009 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện và công tác tư pháp của UBND cấp xã và Thông tư liên tịch hướng dẫn về tổ chức bộ máy, biên chế của Tổ chức pháp chế và tiêu chuẩn đối với người làm công tác pháp chế trên cơ sở quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổ chức pháp chế), cho đến nay, Bộ Tư pháp đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng, thẩm định dự thảo Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV và đang hoàn tất thủ tục để cùng với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư này. Đối với nhiệm vụ xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về tổ chức bộ máy, biên chế của Tổ chức pháp chế và tiêu chuẩn đối với người làm công tác pháp chế trên cơ sở quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP thì hiện nay Bộ Tư pháp đã lồng ghép một số nội dung có liên quan vào Dự thảo Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV nêu trên.

6. Việc thực hiện một số nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính

a) Công tác kiểm soát quy định thủ tục hành chính tại dự án, dự thảo VBQPPL

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ