Loading


Chỉ thị 05/CT-VKSTC năm 2016 về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo

Số hiệu 05/CT-VKSTC
Ngày ban hành 04/04/2016
Ngày có hiệu lực 04/04/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Nguyễn Hòa Bình
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thủ tục Tố tụng

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/CT-VKSTC

Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Những năm qua, ngành Kiểm sát nhân dân đã quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về ci cách tư pháp, các quy định của pháp luật và yêu cầu nhiệm vụ, đã đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng nhm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành, góp phần hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, chđộng xây dựng đội ngũ cán bộ của Ngành trong thời gian tới. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng còn có những hạn chế, như: Việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tin còn chưa đạt hiệu quả cao; kinh nghiệm giảng dạy, kiến thức thực tiễn của đội ngũ giảng viên còn hạn chế; thiếu giảng viên có trình độ cao; chương trình, giáo trình, tài liệu còn thiếu, chất lượng chưa đáp ng được yêu cầu.

Đkhắc phục những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nêu trên, Viện trưng Viện kiểm sát nhân dân ti cao chthị Th trưng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưng Viện kim sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chc triển khai thực hiện một số vấn đề sau:

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CU

1. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo của ngành Kiểm sát nhân dân, mở rộng các loại hình đào tạo, bồi dưỡng thông qua thực tiễn công tác tại cơ sở, khuyến khích công chức, viên chức trong Ngành và sinh viên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tích cực học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm công tác, góp phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành Kim sát nhân dân có chất lượng cao, đáp ứng yêu cu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng phải gắn liền với việc đy mạnh thực hiện cải cách chế độ công vụ, công chc; phát triển năng lực các cơ sđào tạo trong ngành Kiểm sát nhân dân, mrộng liên kết, hợp tác quốc tế và tăng cường công tác quản lý về đào tạo, bồi dưỡng, đm bo đến hết năm 2020 toàn Ngành phấn đấu đạt được các mục tiêu của đề án Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chc ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2016- 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 282/QĐ-TTg ngày 23/02/2016.

II - NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Quán triệt thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đng về công tác đào tạo, bồi dưng cán bộ, công chc, viên chức trong ngành Kiểm sát, nhất là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Nghị quyết số 29-NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chnghĩa và hội nhập quốc tế”. Đm bảo cho công chức, viên chức toàn Ngành thống nhất nhận thức công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch là khâu cơ bn có tính chiến lược trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ cho tương lai.

2. Tăng cường công tác qun lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quLuật tổ chức Vin kim sát nhân dân năm 2014; Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật giáo dục đại học; Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phvà các quy định ca ngành Kiểm sát nhân dân vđào tạo, bồi dưỡng công chức.

3. Phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội theo định hướng ng dụng, trng tâm là: Đào tạo đại học chuyên ngành luật hệ chính quy, tạo nguồn nhân lc chất lượng cao cho ngành Kiểm sát; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kim sát; chuẩn bị các điều kiện để tổ chức đào tạo sau đại học chuyên ngành luật.

Phát triển Trường Đào tạo, bồi dưng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh có đnăng lực đảm bo chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, là đơn vị chtrì xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng công chức, viên chức trong Ngành; nghiên cứu, đề xuất việc liên kết đào tạo, bi dưỡng nguồn cán bộ tư pháp theo quy định.

4. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ ging viên, bảo đảm số lượng giảng viên theo quy định. Hàng năm, ging viên dạy các môn luật, nghiệp vụ kim sát, tội phạm học và điều tra tội phạm của hai Trường phải thực tế ít nhất 02 tháng tại Viện kiểm sát đtích lũy kinh nghiệm và kỹ năng thực hành nghiệp vụ kim sát; đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân có học vị tiến sỹ, Vụ trưởng và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân ti cao phải có ít nhất 40 giờ giảng tại hai trường của Ngành. Khuyến khích Kiểm sát viên đã và đang công tác trong Ngành có kinh nghiệm thực tiễn và kh năng ging dạy làm giảng viên thnh ging tại hai Trường.

5. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng đm bo chất lượng, sát với yêu cầu thực tiễn; xây dựng chương trình đào tạo đại học kiểm sát hệ chính quy, tăng thời gian thực tập cho sinh viên đại học kiểm sát, bo đm đủ điều kiện, tiêu chuẩn cấp bằng cử nhân luật và chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ kim sát. Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện kim định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.

6. Đa dạng hóa loại hình đào tạo, bồi dưỡng, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin và mạng truyền hình trực tuyến vào hoạt động tổ chức đào tạo, bi dưỡng. Khuyến khích việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Viện kiểm sát nhân dân địa phương hoặc theo khu vực đtăng slượng học viên và tạo thuận lợi cho người học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

7. Xây dựng cơ chế hợp tác, gắn kết công tác nghiên cứu khoa học với công tác đào tạo, bồi dưng trong ngành Kiểm sát; tích cực mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tư pháp, ngoại ngữ và nghiên cứu khoa học; tiếp tục thực hiện hiệu qu các thỏa thuận về đào tạo, bồi dưỡng đã ký kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài; đẩy mạnh liên kết đào tạo đại học và sau đại học luật ở nước ngoài theo quy định của Luật Giáo dục đại học và của ngành Kiểm sát nhân dân.

8. Xây dựng cơ chế ưu tiên tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp Đại học kiểm sát vào làm công chức ngành Kim sát, bảo đảm thực hiện Thông báo kết luận s116-TB/TW ngày 27/12/2012 của Bộ Chính trị về việc đào tạo cán bộ của ngành Tòa án nhân dân và ngành Kiểm sát nhân dân và đề án thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận (kèm theo Quyết định số 614/QD-TTg ngày 24/4/2013 thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội). Ưu tiên xét tuyển sinh viên tốt nghiệp đại học kiểm sát làm công chức Viện kiểm sát thuộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đo theo quy định của Chính phủ, tạo động lực thu hút nhân lực chất lượng cao vào Ngành.

9. Đẩy mạnh hiện đại hóa cơ sở vật cht, trang thiết bị, phương tiện phục vụ đào tạo, bồi dưỡng tại hai Trường của ngành; đi mới cơ chế phân bkinh phí cấp cho công tác đào tạo, bi dưỡng; tích cực huy động các nguồn lực, tranh thủ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cấp chính quyền địa phương, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước htrợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành Kiểm sát nhân dân. Đồng thời tích cực đổi mới các loại hình đào tạo, bồi dưỡng phục vụ nhu cầu xã hội nhằm tăng nguồn thu, từng bước giảm dn kinh phí nhà nước cấp cho chi thường xuyên.

III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố HChí Minh

- Khẩn trương hoàn thiện các đề án phát triển Trường, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các đề án theo định hướng, mục tiêu, giải pháp, lộ trình đã xác định trong từng đề án. Trọng tâm là kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ ging viên, viên chức Nhà trường; sa đi, bổ sung giáo trình, tài liệu và đi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng gn nhà trường với Viện kim sát các cấp, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu công tác kiểm sát;

- Đề xuất việc cử ging viên cơ hữu đi công tác thực tế, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ kim sát tại các Viện kiểm sát nhân dân, đơn vị nghiệp vụ trong Ngành. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ đxuất việc cử cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ có học vị tiến sỹ, Kim sát viên có khả năng làm giảng viên thỉnh giảng tại các cơ sở đào tạo của ngành Kiểm sát nhân dân.

2. Vụ Tổ chức cán bộ

- Chủ trì tham mưu việc sửa đổi, bổ sung các quy định về đào tạo, bồi dưỡng trong ngành Kiểm sát nhân dân; nâng cao chất lượng tham mưu, tăng cưng công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng. Nghiên cứu, đề xuất việc phân công Kiểm sát viên ở các đơn vị tham mưu để trực tiếp thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Tham mưu giúp lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình cấp có thẩm quyn xem xét, quyết định việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý của hai Trường kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý một số đơn vị nghiệp vụ trong Ngành.

- Xây dựng dự báo nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực của Viện kiểm sát nhân dân các cấp để làm cơ sở xác định chtiêu, phương án tuyển sinh Đại học kiểm sát hàng năm. Chủ trì tham mưu việc sửa đổi quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức đtriển khai cơ chế tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp Đại học kiểm sát vào làm công chức, viên chức của ngành Kiểm sát nhân dân.

3. Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng của ngành Kim sát nhân dân; phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Ngành phát triển theo mục tiêu đã được xác định.

- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị của Bộ, ngành liên quan tiếp tục đề xuất việc cử sinh viên, giảng viên các trường của Ngành đi đào tạo ở nước ngoài.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ