Loading


Kế hoạch 1967/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Số hiệu 1967/KH-UBND
Ngày ban hành 08/05/2019
Ngày có hiệu lực 08/05/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Hoàng Nam
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1967/KH-UBND

Quảng Trị, ngày 08 tháng 05 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN LUỒNG HỌC SINH TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2018-2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” (gọi tắt là Quyết định 522/QĐ-TTg), UBND tỉnh Quảng Trị xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:

A. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ PHÂN LUỒNG HỌC SINH PHỔ THÔNG

Thực hiện Chỉ thị số 10/CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn. Trong những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã tích cực chỉ đạo công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh phổ thông và đạt được một số kết quả như sau:

I. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Trong những năm gần đây, công tác truyền thông phân luồng học sinh phổ thông bắt đầu được quan tâm, việc truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Website; Tuyên truyền thông qua các hoạt động như: Ngày hội thanh niên trường học với nghề nghiệp việc làm; hội thi báo cáo viên giỏi về phân luồng học sinh phổ thông; các hội nghị, hội thảo; hoạt động truyền thông phân luồng tại cơ sở; các giờ ngoại khoá; các cuộc họp phụ huynh, sự phối hợp giữa Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Tỉnh Đoàn, các ban ngành đoản thể, UBND các huyện, huy động hàng nghìn học sinh các trường THCS, THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN- GDTX) tham gia.

2. Sở GD&ĐT và Sở LĐTB&XH có văn bản chỉ đạo về công tác phân luồng học sinh phổ thông: Công văn số 730/GDĐT-GDTXCN ngày 14/5/2018 của Sở GD&ĐT về thực hiện phân luồng sau THCS; Công văn số 2090/SLĐTBXH-DN ngày 22/8/2018 của Sở LĐTB&XH về việc đổi mới và tăng cường công tác truyền thông về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.

3. Việc lựa chọn học nghề của học sinh đã chuyển dần theo hướng phù hợp với phát triển kỹ năng phục vụ nhu cầu lao động của xã hội. Một số trường THPT kết hợp với các trung tâm GNNN-GDTX tổ chức dạy nghề phổ thông phù hợp với nhu cầu của học sinh.

4. Các trung tâm GDNN-GDTX chủ động phối hợp với Phòng GD&ĐT, các trường THCS tổ chức hoạt động truyền thông phân luồng cho học sinh THCS trên địa bàn. Một số Trung tâm tổ chức cho học sinh vừa học văn hóa, vừa học nghề đảm bảo chất lượng.

Thống kê kết quả phân luồng học sinh sau THCS giai đoạn (2016 - 2019) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị:

TT

Năm học

Số Học sinh tốt nghiệp THCS năm học trước

Số Học sinh vào lớp 10 THPT

Số Học sinh học nghề tại các cơ sở GD nghề, trường trung cấp, trung tâm GDNN-GDTX

Số Học sinh không đi học sau Tốt nghiệp THCS

Slượng

Tlệ %

Slượng

Tlệ %

Slượng

Tlệ %

1

2016-2017

9502

8480

89.24

240

2.53

782

8.23

2

2017-2018

9422

8401

89.16

303

3.22

718

7.62

3

2018-2019

10387

8856

85.26

554

5.33

977

9.41

Kết quả phân luồng học sinh sau THPT giai đoạn (2016 - 2019):

TT

Năm học

Số Học sinh tốt nghiệp THPT năm học trước

Số Học sinh vào học tại trường ĐH, CĐ

Số Học sinh học nghề tại các cơ sở GD nghề nghiệp, trường Trung cấp

Số Học sinh không đi học sau Tốt nghiệp THPT

Slượng

Tỉ lệ %

Số lượng

Tỉ lệ %

Số lượng

Tlệ %

1

2016-2017

6392

3957

61.91

841

13.16

1594

24.94

2

2017-2018

6474

4110

63.48

873

13.48

1491

23.03

3

2018-2019

6271

4208

67.10

815

13.00

1248

19.90

Từ các số liệu thống kê trên cho thấy tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS hàng năm học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng (từ 2,5% đến 5,3%) tuy nhiên còn khá thấp so với mục tiêu đề ra. Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ trung cấp khá ổn định (13,0% đến 13,4%).

II. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ

1. Nhận thức của người dân đối với giáo dục nghề nghiệp còn chưa đầy đủ. Hầu hết phụ huynh đều muốn cho con học THPT, sau đó thi vào ĐH, CĐ. Sau khi ra trường các em làm nghề gì, làm ở đâu thì chưa xác định được. Học sinh chưa xác định đúng năng lực và xu hướng nghề nghiệp của bản thân, tâm lý chạy theo bằng cấp trong xã hội còn nặng nề.

2. Công tác tuyên truyền, truyền thông phân luồng học sinh chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, hoạt động truyền thông phân luồng ở các huyện diễn ra chưa đồng bộ, chưa thu hút sự tham gia của nhiều trường nghề, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Thông tin về nghề nghiệp việc làm chưa đến với học sinh, phụ huynh một cách đầy đủ.

3. Công tác hướng nghiệp, dạy nghề ở trường phổ thông còn mang tính hình thức, chưa vận dụng nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, nội dung chưa thiết thực với phụ huynh, học sinh; Đội ngũ làm công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông chưa được đào tạo, bồi dưỡng bài bản.

4. Các trung tâm GDNN-GDTX khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ vừa thừa vừa thiếu, chưa thu hút được học sinh vào học. Toàn tỉnh có 09 trung tâm GDNN-GDTX, trong đó, 04 trung tâm có số lượng trên 70 học viên GDTX cập THPT, 03 trung tâm có số lượng dưới 40 HV, 02 trung tâm nhiều năm không tuyển được học viên.

5. Quy mô đào tạo nghề của các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, một số cơ sở hoạt động kém hiệu quả và đang trong quá trình thực hiện việc giải thể như: Trung cấp Bùi Dục Tài, Trung cấp nghề tổng hợp Asian; công tác tuyển sinh, đào tạo gặp nhiều khó khăn.

6. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đang trên đà phát triển và tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là vừa và nhỏ, chưa tạo ra được thị trường lao động để thu hút học sinh sau khi học nghề.

B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN LUỒNG HỌC SINH TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2018-2025”

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thay đổi căn bản nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về vị trí, vai trò của công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong thực hiện nhiệm vụ.

Tạo sự thay đổi lớn về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học nghề ở các trình độ khác nhau phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương và đất nước, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, tham gia hội nhập khu vực và quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ