Loading


Quyết định 323/QĐ-BNV năm 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 323/QĐ-BNV
Ngày ban hành 16/03/2016
Ngày có hiệu lực 16/03/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Lê Vĩnh Tân
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 323/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG BỘ

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Xét đ nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Văn phòng Bộ là tổ chức của Bộ Nội vụ, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưng tổng hp, đánh giá tình hình hoạt động chung của Bộ Nội vụ và ngành Nội vụ, tng hp thông tin quản lý phục vụ chỉ đạo, Điều hành, Điều phi chương trình làm việc của Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ theo chương trình, kế hoạch công tác và theo chỉ đạo của Bộ trưởng; tham mưu, quản lý, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; hành chính, văn thư, lưu trữ; thường trực Ban chỉ đạo xây dựng và áp dụng Hthống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 vào hoạt động của Bộ Nội vụ; quản trị công sở, ngân sách, tài chính, kế toán - tài vụ, phục vụ hậu cần; thực hiện giúp việc Bộ trưởng, các Thứ trưng và quan hệ với công chúng, cung cấp thông tin cho báo chí.

2. Văn phòng Bộ có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Văn phòng Bộ tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Chỉ đạo, Điều hành các hoạt động của Bộ; tổ chức phối hợp công tác giữa các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; ghi biên bản và ra thông báo kết luận các cuộc họp giao ban công tác của Bộ và Bộ trưởng, của các đng chí Thứ trưởng; là đầu mối liên hệ giao dịch với các Bộ, ngành và địa phương.

2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ:

a) Xây dựng chương trình công tác của Bộ trình Bộ trưởng ban hành; giúp Bộ trưởng theo dõi, đôn đốc thực hiện chương trình công tác của Bộ;

b) Theo dõi, tổng hợp tình hình trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, báo cáo Bộ trưởng;

c) Xây dựng các báo cáo định kỳ về công tác chỉ đạo, Điều hành và tình hình thực hiện chương trình công tác của Bộ; xây dựng và tham gia xây dựng, góp ý các đề án, văn bản theo chức năng, nhiệm vụ hoặc theo phân công của Bộ trưởng.

3. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và các nhiệm vụ khác của thành viên Chính phủ theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ và Quy chế làm việc của Chính phủ.

4. Thực hiện nhiệm vụ thư ký giúp việc Bộ trưởng và các đồng chí Thứ trưởng (sau đây gọi chung là Lãnh đạo Bộ):

a) Xây dựng chương trình, lịch làm việc của Lãnh đạo Bộ;

b) Kiểm tra, xử lý hồ sơ, văn bản và chịu trách nhiệm về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản trước khi trình Lãnh đạo Bộ; bảo đảm thực hiện các quy định theo quy trình ISO đã được Bộ trưởng ban hành;

c) Phối hợp với đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, chương trình các cuộc họp, buổi làm việc của Lãnh đạo Bộ.

Phối hợp với đơn vị liên quan ghi biên bản dự thảo thông báo kết luận các cuộc họp, buổi làm việc của Lãnh đạo Bộ (trong trường hợp người chủ trì cuộc họp, buổi làm việc yêu cầu).

d) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ chuẩn bị các bài viết, trả lời phỏng vấn của các báo, đài, tạp chí, trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri về những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo chỉ đạo của Bộ trưởng;

đ) Tổng hợp, báo cáo và đề xuất với Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách những vấn đề cần xử lý qua phản ánh của báo chí, dư luận xã hội có nội dung liên quan đến Bộ, ngành Nội vụ.

5. Làm thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Bộ và của ngành Nội vụ. Tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng để cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực thi đua, khen thưởng của Bộ và của ngành Nội vụ. Xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung phát động các phong trào thi đua trong các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và ngành Nội vụ. Giúp Bộ trưởng quản lý thng nhất và giám sát việc tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của Bộ và của ngành Nội vụ. Xây dựng và quản lý Quỹ Thi đua, Khen thưởng theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện các nhiệm vụ văn thư, lưu trữ:

a) Tiếp nhận, đăng ký, phân loại, phân phối, trực tiếp xử lý hoặc theo dõi việc xử lý văn bản đến; kiểm tra về mặt thể thức, thủ tục ban hành các văn bản đi của Bộ;

[...]
1