Loading


Quyết định 438/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 438/QĐ-TTg
Ngày ban hành 07/04/2017
Ngày có hiệu lực 07/04/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trịnh Đình Dũng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 438/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT TOÀN CẦU CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG, ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đến năm 2030 với những nội dung chính sau:

1. Phạm vi và quy mô lập quy hoạch

Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn gồm 04 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ của tỉnh Hà Giang có quy mô diện tích tự nhiên khoảng 232.606 ha, được giới hạn như sau:

- Phía Bắc và phía Đông giáp Trung Quốc;

- Phía Nam giáp huyện Bắc Mê (Hà Giang), huyện Bảo Lâm (Cao Bằng);

- Phía Tây giáp huyện Vị Xuyên (Hà Giang).

Quy mô dân số: Hiện trạng khoảng 283 nghìn người (năm 2014), dự báo đến năm 2020 dân số khoảng 320 - 325 nghìn người, đến năm 2030 dân số khoảng 370 - 375 ngàn người.

Quy mô khách du lịch: Hiện trạng khoảng 0,6 triệu lượt khách (năm 2014), dự báo đến năm 2020 đạt khoảng 0,7 - 0,8 triệu lượt khách/năm, đến năm 2030 khoảng 1 - 1,1 triệu lượt khách/năm.

2. Tính chất

Là Công viên địa chất toàn cầu, có giá trị về di sản địa chất, đa dạng sinh học, văn hóa các dân tộc bản địa mang ý nghĩa quốc gia và quốc tế.

Là Khu du lịch quốc gia, đầu mối thúc đẩy phát triển du lịch miền núi Bắc Bộ, phát triển kinh tế nhằm đảm bảo quốc phòng an ninh và n định chính trị bền vững toàn vùng Bắc Bộ.

Là vùng nguyên liệu nông, lâm sản, dược liệu gắn với công nghiệp chế biến công nghệ cao.

3. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch

Xây dựng gắn với bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa tại Cao nguyên đá Đồng Văn để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, bảo vệ môi trường bền vững, đảm bảo quốc phòng an ninh và ổn định chính trị vùng biên giới phía Bắc.

Nghiên cứu quy hoạch xây dựng Cao nguyên đá Đồng Văn kết hợp với thành phố Hà Giang là trung tâm trung chuyển, hậu cần để thúc đy các khu vực khác của tỉnh Hà Giang phát triển thành khu du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế.

Làm cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng và triển khai các bước tiếp theo theo quy hoạch được phê duyệt.

4. Quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đến năm 2030

a) Định hướng phát triển không gian

- Phân vùng phát triển không gian: Định hướng và quản lý phát triển Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn vi các vùng như sau:

+ Vùng bảo tồn di sản địa chất: Diện tích khoảng 35.840 ha, khoanh định 139 Di sản địa chất hiện hữu (cấp quốc tế, quốc gia và địa phương) phân bố tại các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc thành 30 cụm di sản. Bảo tồn, bảo vệ các cụm di sản với ba cấp độ:

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ