Loading


Thông tư 09/2000/TT-BYT hướng dẫn việc chăm sóc sức khoẻ người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ do bộ Y tế ban hành

Số hiệu 09/2000/TT-BYT
Ngày ban hành 28/04/2000
Ngày có hiệu lực 13/05/2000
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Văn Thưởng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09/2000/TT-BYT

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ Y TẾ SỐ 09/2000/TT-BYT NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Căn cứ vào Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 11/7/1989.
Căn cứ cào Chương IX Bộ Luật Lao động ngày 23/6/1994.
Căn cứ vào Nghị định 06/CP của Chính phủ ngày 20/01/1995 quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Căn cứ vào Nghị định 68/CP của Chính phủ ngày 11/10/1993 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế.
Sau khi có ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 946/LĐTBXH-BHLĐ ngày 3/4/2000.
Bộ Y tế hướng dẫn việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ của người lao động trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ.

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Mọi tổ chức cá nhân và các đơn vị sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ (gọi chung là doanh nghiệp) sau đây:

Doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế, công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các hợp tác xã, tổ hợp sản xuất thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức xã hội, đoàn thể, lực lượng quân đội, công an nhân dân.

2. Các đơn vị y tế có trách nhiệm thực hiện việc chăm sóc sức khoẻ người lao động.

II. QUY ĐỊNH DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định tạm thời theo Công văn số 68/CP-KTN ngày 20/6/1998 của Chính phủ như sau:

- Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có từ 51 đến 200 người lao động.

- Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có từ 50 người lao động trở xuống.

III. NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1. Có đủ các quy định về vệ sinh lao động: Nơi làm việc của người lao động có các yếu tố có hại phải có nội quy viết rõ ràng và đặt tại nơi dễ thấy. Những nơi làm việc có các yếu tố gây bệnh nghề nghiệp thì phải thông báo cho người lao động biết biện pháp dự phòng để người lao động tự phòng tránh.

2. Học tập về an toàn, vệ sinh lao động: Hàng năm, người quản lý lao động phải tổ chức tập huấn cho người lao động về ảnh hưởng của các yếu tố phát sinh trong môi trường lao động đối với sức khoẻ để họ tự bảo vệ và phòng tránh tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp. Nội dung huấn luyện cho người lao động do Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), Trung tâm Y tế Lao động ngành đảm nhiệm theo quy định tại Thông tư này (Phụ lục số 1).

3. Tổ chức cấp cứu: Người sử dụng lao động phải tổ chức tốt việc cấp cứu tại doanh nghiệp. Những người làm công tác cấp cứu phải được tập huấn nghiệp vụ và có giấy chứng nhận do Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung ương, Trung tâm Y tế Lao động Bộ/ngành, Trung tâm y tế huyện, thị, quận (sau đây gọi chung là huyện) cấp. Mỗi phân xưởng phải có túi thuốc cấp cứu ban đầu theo danh mục quy định tại Thông tư này (Phụ lục số 2). Các quy định cấp cứu được trình bày, hướng dẫn tại nơi làm việc để người lao động biết xử trí.

4. Lập hồ sơ vệ sinh lao động: Mỗi doanh nghiệp phải có hồ sơ lao động theo mẫu quy định tại Thông tư số 13/TT-BYT ngày 21/10/1996. Các kết quả xét nghiệm, kiểm tra môi trường lao động và khám sức khoẻ định kỳ được bổ sung hàng năm vào Hồ sơ vệ sinh lao động.

5. Xét nghiệm, kiểm tra môi trường lao động: Hàng năm doanh nghiệp phải tổ chức xét nghiệm, kiểm tra môi trường lao động, đánh giá mức độ có hại của môi trường lao động để doanh nghiệp có biện pháp cải thiện điều kiện, môi trường lao động. Kết quả xét nghiệm, kiểm tra môi trường lao động thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/BYT-TT ngày 21/10/1996 và được phân cấp như sau:

- Đối với doanh nghiệp có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thì do Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện.

- Đối với các doanh nghiệp khác thì Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm y tế huyện thực hiện.

Đội y tế dự phòng thống kê, lập danh sách các loại doanh nghiệp và đề nghị Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phối hợp thực hiện.

6. Khám sức khoẻ tuyển dụng: Người lao động (kể cả học nghề) trước khi vào làm việc phải được khám sức khoẻ; người sử dụng lao động phải căn cứ vào sức khoẻ của người lao động để bố trí việc làm và nghề nghiệp cho phù hợp. Hồ sơ khám sức khoẻ tuyển dụng phải được lưu giữ 01 bản trong hồ sơ sức khoẻ.

7. Khám sức khoẻ định kỳ: Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động ít nhất mỗi năm 1 lần. Mục đích khám sức khoẻ định kỳ:

a. Phát hiện triệu chứng, dấu hiệu bệnh lý liên quan đến nghề nghiệp để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và kịp thời điều trị, tổ chức dự phòng bệnh nghề nghiệp.

b. Theo dõi những người có bệnh mãn tính, có sức khoẻ yếu để có kế hoạch đưa đi điều dưỡng, phục hồi chức năng.

Việc tổ chức khám phải gọn nhẹ, không nhất thiết phải đầy đủ các chuyên khoa nhưng phải có các chuyên khoa cần thiết để có thể chẩn đoán được bệnh nghề nghiệp. Hồ sơ khám sức khoẻ định kỳ theo mẫu quy định tại Thông tư này (Phụ lục số 3).

Khám phân loại sức khoẻ: là khám toàn diện các chuyên khoa để đánh giá, phân loại sức khoẻ người lao động của toàn doanh nghiệp. Tổ chức khám phân loại sức khoẻ ít nhất 3 năm 1 lần. Những cơ sở có điều kiện thì có thể kết hợp tổ chức khám định kỳ và phân loại sức khoẻ hàng năm.

8. Khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp: Người lao động làm việc ở môi trường độc hại có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp. Tổ chức khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cần kết hợp với khám sức khoẻ định kỳ tại các cơ sở có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp. Việc khám bệnh nghề nghiệp do các phòng khám bệnh nghề nghiệp thực hiện và hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định hiện hành.

9. Giám định sức khoẻ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Tất cả người lao động bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp đều được đi giám định sức khoẻ nghề nghiệp tại Hội đồng giám định Y khoa. Người lao động bị bệnh nghề nghiệp thì phải được định kỳ khám lại 6 tháng một lần, được điều trị, phục hồi chức nămg tại các cơ sở y tế. Các quy định về bệnh nghề nghiệp thực hiện theo Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 20/4/1998.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ