Loading


Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT-BKHĐT-UBTƯMTTQVN-BTC hướng dẫn quyết định 80/2005/QĐ-TTg ban hành quy chế giám sát đầu tư cộng đồng do Bộ Kế hoạch và đầu tư - Ban thường trực Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 04/2006/TTLT-BKHĐT-UBTƯMTTQVN-BTC
Ngày ban hành 04/12/2006
Ngày có hiệu lực 31/12/2006
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Bộ Tài chính,Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Người ký Đỗ Duy Thường,Nguyễn Bích Đạt,Nguyễn Công Nghiệp
Lĩnh vực Đầu tư

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ- BAN THƯỜNG TRỰC UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM- BỘ TÀI CHÍNH
*******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập  - Tự do – Hạnh phúc
*******

Số :04/2006/TTLT-BKHĐT-UBTƯMTTQVN-BTC

Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2006

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 80/2005/QĐ-TTg NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2005 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỦA CỘNG ĐỒNG

Căn cứ Luật Đầu tư; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Đất đai; Luật Xây dựng; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ các nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999, số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 và số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng  01 năm 2003 của Chính phủ về  iệc ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân;
Căn cứ Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính thống nhất hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng và kinh phí hỗ trợ hoạt động giám sát đầu tư cộng đồng như sau:

Phần 1:

PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, CHỦ THỂ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỘNG ĐỒNG

1. Phạm vi giám sát đầu tư của cộng đồng

Theo quy định (tại khoản 2, Điều 3, Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng) gồm: Các dự án đầu tư trên địa bàn xã, phường, thị trấn (trừ các dự án thuộc diện bí mật quốc gia). Sau đây viết tắt là các dự án đầu tư trên địa bàn xã.

2. Đối tượng giám sát đầu tư của cộng đồng

a/ Người quyết định đầu tư dự án;

b/ Chủ đầu tư (gồm cả Ban Quản lý dự án);

c/ Các nhà thầu gồm: Các nhà thầu tư vấn, giám sát thi công, xây lắp, cung cấp thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu,... cho dự án.

3. Chủ thể tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng

3.1. Ban Thanh tra nhân dân đứng ra tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng nếu thực tế đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây:

a/ Có đủ số thành viên cần thiết để tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn xã và các thành viên này phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1, Phần II của Thông tư này.

b/ Ban Thanh tra nhân dân có văn bản chính thức gửi Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, khẳng định đồng ý đứng ra tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn xã theo quy định của Thông tư này.

3.2. Trường hợp Ban Thanh tra nhân dân không có văn bản chính thức khẳng định đồng ý đứng ra tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã đứng ra tổ chức bầu Ban giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định tại Phần II của Thông tư này để tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của Thông tư này.

4. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng

4.1. Đối với các dự án đầu tư bằng vốn và công sức của cộng đồng hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho xã (theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 3, Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng). Sau đây viết tắt là các dự án đầu tư của xã. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng gồm:

a/ Kiểm tra sự phù hợp của Quyết định đầu tư dự án với các quy hoạch, kế hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, gồm:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện;

- Quy hoạch phát triển các ngành trên địa bàn tỉnh;

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của xã;

- Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng của xã;

- Quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị, dân cư, công nghiệp,... trên địa bàn xã (nếu có);

- Kế hoạch đầu tư trên địa bàn xã.

b/ Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của chủ đầu tư và các nhà thầu:

- Về chỉ giới đất đai và sử dụng đất;

- Về quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc, xây dựng;

[...]
2