Loading

08:28 - 18/12/2024

3 sao 1 vạch là cấp gì trong Công an nhân dân? Điều kiện và thời hạn thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân ra sao?

3 sao 1 vạch là cấp gì trong Công an nhân dân? Điều kiện và thời hạn thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân ra sao? Câu hỏi của bạn T.Q ở Quảng Ninh.

Nội dung chính

    3 sao 1 vạch là cấp gì trong Công an nhân dân?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 160/2007/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 29/2016/NĐ-CP) quy định cấp hiệu của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên Công an nhân dân:

    Cấp hiệu của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên Công an nhân dân
    1. Cấp hiệu của sĩ quan
    a) Nền cấp hiệu bằng vải, màu đỏ.
    - Cấp tướng: hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc nền cấp hiệu có viền màu vàng, giữa nền cấp hiệu có dệt hoa văn nổi hình cành tùng chạy dọc theo nền cấp hiệu.
    - Cấp tá, cấp uý: hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc nền cấp hiệu có viền lé màu xanh, giữa nền cấp hiệu có vạch rộng 6 mm chạy dọc theo nền cấp hiệu; cấp tá hai vạch, cấp uý một vạch; vạch của sĩ quan nghiệp vụ màu vàng, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật màu xanh thẫm.
    b) Cúc cấp hiệu: hình tròn; cấp tướng màu vàng, có hình Quốc huy nổi; cấp tá màu vàng, cấp uý màu vàng có hình nổi ngôi sao 5 cánh ở giữa hai bông lúa, dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe, giữa hình nửa bánh xe có chữ lồng "CA".
    c) Sao 5 cánh: cấp tướng màu vàng, có vân nổi, đường kính 23 mm; cấp tá màu vàng, có vân nổi, đường kính 21.5 mm; cấp uý màu vàng đường kính 21.5 mm. Số lượng và cách bố trí như sau:
    - Thiếu uý, Thiếu tá, Thiếu tướng: 1 sao.
    - Trung uý, Trung tá, Trung tướng: 2 sao.
    - Thượng uý, Thượng tá, Thượng tướng: 3 sao.
    - Đại uý, Đại tá, Đại tướng: 4 sao.
    - Sao xếp từ cuối cấp hiệu: cấp tướng xếp dọc; Thiếu uý, Thiếu tá một sao xếp giữa; Trung uý, Trung tá hai sao xếp ngang; Thượng uý, Thượng tá hai sao xếp ngang, một sao xếp dọc; Đại uý, Đại tá hai sao xếp ngang, hai sao xếp dọc.
    ...

    Như vậy, 3 sao 1 vạch là cấp hiệu của Thượng úy trong Công an nhân dân.

    3 sao 1 vạch là cấp gì trong Công an nhân dân? Điều kiện và thời hạn thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân ra sao?

    3 sao 1 vạch là cấp gì trong Công an nhân dân? Điều kiện và thời hạn thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân ra sao? (Hình từ Internet)

    Điều kiện và thời hạn thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân ra sao?

    Điều kiện thăng cấp bậc hàm quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018:

    Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:

    - Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;

    - Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;

    - Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018.

    Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018:

    - Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:

    + Hạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm;

    + Trung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm;

    + Thượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm;

    + Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm;

    + Trung úy lên Thượng úy: 03 năm;

    + Thượng úy lên Đại úy: 03 năm;

    + Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm;

    + Thiếu tá lên Trung tá: 04 năm;

    +Trung tá lên Thượng tá: 04 năm;

    + Thượng tá lên Đại tá: 04 năm;

    + Đại tá lên Thiếu tướng: 04 năm;

    Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.

    Có bao nhiêu chức vụ cơ bản của sĩ quan công an nhân dân?

    Căn cứ vào Điều 24 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:

    Chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
    1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân bao gồm:
    a) Bộ trưởng Bộ Công an;
    b) Cục trưởng, Tư lệnh;
    c) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    d) Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
    đ) Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
    e) Đại đội trưởng;
    g) Trung đội trưởng;
    h) Tiểu đội trưởng.
    2. Chức vụ tương đương với chức vụ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này và chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
    3. Chức danh nghiệp vụ và tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ của sĩ quan Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, các chức vụ cơ bản của sĩ quan công an nhân dân sẽ gồm có:

    - Bộ trưởng Bộ Công an;

    - Cục trưởng, Tư lệnh;

    - Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    - Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;

    - Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;

    - Đại đội trưởng;

    - Trung đội trưởng;

    - Tiểu đội trưởng.

    saved-content
    unsaved-content
    1151