Loading

16:34 - 24/10/2024

Cán bộ, công chức có trách nhiệm gì khi tiếp nhận, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử?

Cán bộ, công chức cần có trách nhiệm gì trong việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trên nền tảng điện tử theo các quy định hiện hành của pháp luật?

Nội dung chính

    Cán bộ, công chức có trách nhiệm gì khi tiếp nhận, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử?

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 45/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 22/05/2020) thì trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử như sau:

    - Hướng dẫn, hỗ trợ để tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

    - Kiểm tra hồ sơ, gửi các thông tin phản hồi cho tổ chức, cá nhân theo các thông tin tổ chức, cá nhân đã đăng ký khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

    - Sử dụng tài khoản giao dịch điện tử đã đăng ký đăng nhập vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh để theo dõi, giải quyết hồ sơ điện tử thực hiện thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân theo đúng quy định và đảm bảo hiệu quả;

    - Báo cáo Thủ trưởng cơ quan giải quyết thủ tục hành chính khi phát hiện các hành vi sử dụng hệ thống thông tin không đúng mục đích, các dấu hiệu gây ảnh hưởng đến an toàn, an ninh thông tin để kịp thời xử lý;

    - Tuân thủ Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng và các quy định pháp luật liên quan về bảo vệ thông tin cá nhân khi thực hiện thu thập thông tin cá nhân của tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

    - Cập nhật các kiến thức bảo đảm sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng được triển khai trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

    Như vậy, có 6 nhiệm vụ chính mà cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thực hiện khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

    saved-content
    unsaved-content
    27