Loading

10:15 - 18/12/2024

Có được quyền yêu cầu hoàn trả số tiền phạt đã nộp nhầm, nộp thừa trên môi trường điện tử không?

Có được quyền yêu cầu hoàn trả số tiền phạt đã nộp nhầm, nộp thừa trên môi trường điện tử không?

Nội dung chính

    Có được quyền yêu cầu hoàn trả số tiền phạt đã nộp nhầm, nộp thừa trên môi trường điện tử không?

    Tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 01/2023/TT-VPCP có quy định hoàn trả đối với các khoản thu phí, lệ phí, thu phạt như sau:

    Hoàn trả đối với các khoản thu phí, lệ phí, thu phạt
    1. Khi người dân có yêu cầu hoàn trả số tiền đã nộp nhầm, nộp thừa, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị hoàn trả theo quy định.
    2. Việc thực hiện đề nghị hoàn trả đối với giao dịch thanh toán các khoản thu phí, lệ phí, thu phạt đã được hạch toán vào tài khoản cơ quan thu tại Kho bạc Nhà nước trên Cổng Dịch vụ công quốc gia như sau:
    a) Cán bộ được phân quyền “Lập chứng từ hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước” thực hiện việc lập chứng từ tại chức năng quản trị đối với mã giao dịch thanh toán trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền gửi chứng từ hoàn sang Kho bạc Nhà nước thì sử dụng mẫu chứng từ hoàn trả theo quy định của Bộ Tài chính;
    ...

    Như vậy, khi nộp tiền phạt nhưng nộp nhầm, nôp thừa thì người dân có thể yêu cầu hoàn trả số tiền nộp nhầm, nộp thừa đó trên môi trường điện tử.

    Có được quyền yêu cầu hoàn trả số tiền phạt đã nộp nhầm, nộp thừa trên môi trường điện tử không?

    Có được quyền yêu cầu hoàn trả số tiền phạt đã nộp nhầm, nộp thừa trên môi trường điện tử không?

    Hướng dẫn thủ tục hoàn trả đối với các khoản thu phí, lệ phí, thu phạt đã nộp nhầm, nộp thừa trên môi trường điện tử?

    Tại khoản 2 Điều 30 Thông tư 01/2023/TT-VPCP có quy định thủ tục hoàn trả đối với các khoản thu phí, lệ phí, thu phạt đã nộp nhầm, nộp thừa trên môi trường điện tử được thực hiện như sau:

    Bước 1: Cán bộ được phân quyền “Lập chứng từ hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước” thực hiện việc lập chứng từ tại chức năng quản trị đối với mã giao dịch thanh toán trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

    Trường hợp cơ quan có thẩm quyền gửi chứng từ hoàn sang Kho bạc Nhà nước thì sử dụng mẫu chứng từ hoàn trả theo quy định của Bộ Tài chính;

    Bước 2: Cán bộ được phân quyền “Phê duyệt chứng từ hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước” phê duyệt chứng từ tại chức năng quản trị;

    Bước 3: Chuyển lệnh hoàn trả sang Kho bạc Nhà nước.

    Cán bộ được phân công lập chứng từ, phê duyệt, theo dõi tình hình, kết quả xử lý của Kho bạc Nhà nước trên chức năng quản trị của Cổng Dịch vụ công quốc gia.

    Đồng tiền thu nộp phí, lệ phí được quy định như thế nào?

    Tại Điều 3 Nghị định 120/2016/NĐ-CP có quy định kê khai, thu, nộp, quyết toán phí, lệ phí như sau:

    Kê khai, thu, nộp, quyết toán phí, lệ phí
    1. Người nộp phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh. Căn cứ tính chất, đặc điểm của từng khoản phí, lệ phí, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật phí và lệ phí quy định cụ thể kỳ kê khai, nộp phí, lệ phí cho phù hợp.
    2. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí thu được như sau:
    a) Tổ chức thu lệ phí thực hiện nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước. Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo tháng, quyết toán lệ phí năm theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
    b) Định kỳ hàng ngày; tuần hoặc tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí thu được vào Tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước. Căn cứ số tiền phí thu được nhiều hay ít, nơi thu phí xa hay gần Kho bạc Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật phí và lệ phí quy định định kỳ ngày; tuần hoặc tháng tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu được trong kỳ vào Tài khoản phí chờ nộp ngân sách.
    Tổ chức thu phí thực hiện kê khai tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và nộp tiền phí phải nộp vào ngân sách nhà nước, sau khi trừ số tiền phí được để lại.
    c) Tổ chức thu phí sử dụng đường bộ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, thu, nộp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
    3. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện lập và cấp chứng từ thu phí, lệ phí theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
    4. Đồng tiền thu nộp phí, lệ phí
    a) Phí, lệ phí thu tại Việt Nam bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật quy định được thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Trường hợp quy định thu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thì được thu bằng ngoại tệ hoặc thu bằng đồng Việt Nam trên cơ sở quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá như sau:
    - Trường hợp nộp phí, lệ phí tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác thì áp dụng tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp phí, lệ phí mở tài khoản tại thời điểm nộp phí, lệ phí.
    - Trường hợp nộp phí, lệ phí trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước thì áp dụng tỷ giá hạch toán ngoại tệ tại thời điểm nộp phí, lệ phí do Bộ Tài chính công bố.
    - Trường hợp nộp phí, lệ phí trực tiếp bằng tiền mặt hoặc theo hình thức khác cho tổ chức thu phí, lệ phí thì áp dụng tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm nộp phí, lệ phí hoặc cuối ngày làm việc liền trước ngày lễ, ngày nghỉ.
    b) Phí, lệ phí thu ở nước ngoài được thu bằng tiền của nước sở tại hoặc bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.

    Như vậy, đồng tiền thu nộp phí, lệ phí là đồng Việt Nam.

    Tuy nhiên đối với trường hợp pháp luật quy định được thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thì được thu bằng ngoại tệ hoặc thu bằng đồng Việt Nam trên cơ sở quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam.

    saved-content
    unsaved-content
    138