Loading

11:47 - 13/01/2025

Chính phủ sẽ có 14 Bộ 03 cơ quan ngang Bộ sau khi tinh gọn bộ máy (Dự kiến)

Ngày 11/1/2025, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký ban hành Báo cáo Báo cáo 219/BC-BNV bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.

Nội dung chính

    Chính phủ sẽ có 14 Bộ 03 cơ quan ngang Bộ sau khi tinh gọn bộ máy (Dự kiến)

    Ngày 11/1/2025, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký ban hành Báo cáo Báo cáo 219/BC-BNV bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.

    Tại Mục III Báo cáo 219/BC-BNV nêu rõ về kết quả sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ sẽ có 14 Bộ 03 cơ quan ngang bộ cụ thể như sau:

    (1) Về tổ chức bộ máy của Chính phủ khỏa XV (nhiệm kỳ 2021-2026): Trên cơ sở tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các Bộ, ngành nêu trên, tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) được tỉnh gọn như sau:

    - Có 14 Bộ, 03 cơ quan ngang Bộ (giảm 05 Bộ, cơ quan ngang Bộ), gồm: (1) Bộ Quốc phòng; (2) Bộ Công an; (3) Bộ Tư pháp; (4) Bộ Công Thương; (5) Bộ Văn hỏa, Thể thao và Du lịch; (6) Bộ Ngoại giao; (7) Bộ Giáo dục và Đào tạo; (8) Bộ Y tế; (9) Bộ Tài chính: (10) Bộ Xây dựng (11) Bộ Nông nghiệp và Môi trường; (12) Bộ Khoa học và Công nghệ: (13) Bộ Nội vụ; (14) Bộ Dân tộc và Tôn giáo; (15) Văn phòng Chính phủ; (16) Thanh tra Chính phủ; (17) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    - Có 05 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 03 cơ quan thuộc Chính phủ), gồm: (1) Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; (2) Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; (3) Đài Truyền hình hình Việt Nam; (4) Đài Tiếng nói Việt Nam; (5) Thông tấn xã Việt Nam.

    (2) Về tổ chức bên trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sau sắp xếp: Thực hiện nguyên tắc sắp xếp, tỉnh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Ban cán sự đảng Chính phủ đã chỉ đạo sắp xếp, tỉnh gọn đầu mối tổ chức bên trong đối với các cơ quan, kết quả cụ thể như sau:

    - Giảm 13/13 tổng cục và tổ chức tương đương.

    - Giảm 518 cục và tổ chức tương đương (trong đó, giảm 59 cục và tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, giảm 459 cục và tương đương thuộc tổng cục).

    - Giảm 218 vụ và tổ chức tương đương (trong đó, giảm 120 vụ và tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, giảm 98 vụ và tương đương thuộc tổng cục).

    - Giảm 2.958 chi cục và tương đương.

    - Giảm 201 đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm các đơn vị sự nghiệp công lập không quy định trong Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cán bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

    Như vậy, sau khi tinh gọn bộ máy thì Chính phủ sẽ có 14 Bộ 03 cơ quan ngang Bộ với tên gọi dự kiến như sau:

    - Bộ Quốc phòng;

    - Bộ Công an;

    - Bộ Tư pháp;

    - Bộ Công Thương;

    - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

    - Bộ Ngoại giao;

    - Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Bộ Y tế; Bộ Tài chính;

    - Bộ Xây dựng;

    - Bộ Nông nghiệp và Môi trường;

    - Bộ Khoa học và Công nghệ;

    - Bộ Nội vụ;

    - Bộ Dân tộc và Tôn giáo;

    - Văn phòng Chính phủ;

    - Thanh tra Chính phủ;

    - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    Chính phủ sẽ có 14 Bộ 03 cơ quan ngang Bộ sau khi tinh gọn bộ máy (Dự kiến)

    Chính phủ sẽ có 14 Bộ 03 cơ quan ngang Bộ sau khi tinh gọn bộ máy (Dự kiến) (Hình từ Internet)

    Cơ cấu tổ chức của Bộ gồm những gì?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ gồm:

    - Vụ;

    - Văn phòng;

    - Thanh tra;

    - Cục (nếu có);

    - Tổng cục (nếu có);

    - Đơn vị sự nghiệp công lập.

    Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ như sau:

    (1) Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của Bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của Bộ được Chính phủ giao.

    (2) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản đó.

    (3) Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, điều động, luân chuyển, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.

    (4) Quyết định phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc.

    (5) Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.

    (6) Quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành theo quy định của pháp luật.

    (7) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác Tổng cục trưởng sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

    (8) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng cục trưởng và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu: vụ, cục, thanh tra, văn phòng, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ và phòng thuộc vụ (nếu có), phòng thuộc Thanh tra Bộ, phòng thuộc Văn phòng Bộ theo quy định của pháp luật.

    Quyết định việc phân cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của tổng cục, cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.

    (9) Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

    (10) Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và tài chính, ngân sách nhà nước được giao; quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực được phân công.

    (11) Ban hành Quy chế làm việc của Bộ và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế đó.

    (12) Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ.

    (13) Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; giải trình về những vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý.

    (14) Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

    saved-content
    unsaved-content
    84
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ