Loading

13:52 - 18/10/2024

Đối tượng nào được trang bị vật liệu nổ quân dụng trong Công an nhân dân?

Đối tượng nào được trang bị vật liệu nổ quân dụng trong Công an nhân dân? Vật liệu nổ được hiểu như thế nào?

Nội dung chính

    Đối tượng nào được trang bị vật liệu nổ quân dụng trong Công an nhân dân?

    Đối tượng được trang bị vật liệu nổ quân dụng trong Công an nhân dân được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, có hiệu lực từ 01/7/2018, nội dung này được quy định như sau:

    - Đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an;

    - Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh);

    - Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

    Khái niệm vật liệu nổ được quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018. Cụ thể là:

    Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:

    - Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;

    - Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.

    saved-content
    unsaved-content
    24