Loading

10:55 - 18/12/2024

Hà Nội khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sử dụng và liên kết với các chương trình đào tạo nước ngoài?

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Hà Nội? Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Hà Nội được khuyến khích sử dụng và liên kết với các chương trình đào tạo nước ngoài? Chú trọng phát triển đội ngũ nhà giáo có năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp đạt chuẩn khu vực và quốc tế tại Hà Nội?

Nội dung chính

    Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Hà Nội?

    Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch 177/KH-UBND năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc đẩy nhanh chuyển đổi số trong phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố như sau:

    - Chuyển biến căn bản nhận thức và nhanh chóng nâng cao năng lực chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

    - Thực hiện công tác chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp với mục tiêu phát triển các hoạt động trên môi trường số, đẩy mạnh và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trong công tác quản lý, hoạt động dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý; tăng số lượng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thành phố.

    - Công tác chuyển đổi số được tập trung vào một số nhiệm vụ chính: Chuyển đổi số hoạt động quản lý Nhà nước và quản trị các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, đổi mới phương pháp dạy và học; xây dựng và phát triển hạ tầng, nền tảng, thiết bị, học liệu số; xây dựng và phát triển chương trình, nội dung đào tạo các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp yêu cầu của chuyển đổi số.

    Theo đó, việc đẩy nhanh chuyển đổi số trong chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiên theo nội dung nêu trên.

    Trong đó, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Hà Nội.

    Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Hà Nội được khuyến khích sử dụng và liên kết các chương trình đào tạo nước ngoài?

    Hà Nội khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sử dụng và liên kết với các chương trình đào tạo nước ngoài? (Hình từ internet)

    Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Hà Nội được khuyến khích sử dụng và liên kết với các chương trình đào tạo nước ngoài?

    Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch 177/KH-UBND năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo về việc đổi mới chương trình, giáo trình và phương thức đào tạo trong chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp tại Hà Nội như sau:

    - Hàng năm triển khai rà soát, xây dựng, chỉnh sửa chương trình, giáo trình cho phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường và doanh nghiệp; đổi mới quy trình, phương pháp phát triển chương trình đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, liên thông dựa trên mô đun, tín chỉ và các quy đổi tương đương, đáp ứng chuẩn đầu ra và khối lượng học tập tối thiểu; phát triển chương trình đào tạo các ngành, nghề mới, ngành, nghề công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ mới, kỹ năng tương lai và các chương trình đào tạo cho người lao động trong các doanh nghiệp theo hình thức vừa làm vừa học phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

    - Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sử dụng, phát triển các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, các chương trình đào tạo cho người nước ngoài tại Việt Nam.

    - Đa dạng hóa phương thức tổ chức đào tạo với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Phát triển mạnh học nghề tại nơi làm việc; khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tổ chức đào tạo, kèm nghề đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp; chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho người lao động; đẩy mạnh triển khai đào tạo theo nhu cầu, đặt hàng của doanh nghiệp.

    - Giáo dục toàn diện, chú trọng đến giáo dục và phát triển phẩm chất, bình đẳng giới, hình thành các kỹ năng cốt lõi, kỹ năng mềm, kỹ năng số, trình độ ngoại ngữ, tác phong, nề nếp làm việc cho học sinh, sinh viên.

    Theo đó, việc đổi mới chương trình, giáo trình và phương thức đào tạo trong chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp tại Hà Nội được thực hiện theo các giải pháp nêu trên.

    Chú trọng phát triển đội ngũ nhà giáo có năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp đạt chuẩn khu vực và quốc tế tại Hà Nội?

    Căn cứ vào tiểu mục 3 Mục II Kế hoạch 177/KH-UBND năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra những giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp như sau:

    - Xây dựng đội ngũ nhà giáo theo hướng chuẩn hoá, bảo đảm về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chất lượng kỹ năng nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của thị trường lao động; trọng tâm là phát triển đội ngũ nhà giáo thuộc các ngành nghề trọng điểm có năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

    - Huy động và khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, người sử dụng lao động, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tích cực tham gia đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ nhà giáo cập nhật, nâng cao kỹ năng thực hành nghề, tiếp cận công nghệ mới tại doanh nghiệp; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ giáo dục nghề nghiệp cho cán bộ làm công tác đào tạo tại doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động.

    - Thu hút và có cơ chế chính sách sử dụng lực lượng lao động có tay nghề cao trong các doanh nghiệp tham gia hoạt động đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

    - Định kỳ, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cán bộ quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cấp quận, huyện, thị xã. Hỗ trợ, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo tại doanh nghiệp.

    Theo đó, việc phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo các giải pháp như trên.

    saved-content
    unsaved-content
    49