Loading

09:42 - 18/12/2024

Thời gian giảng dạy của giáo viên giáo dục nghề nghiệp trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi thời gian giảng dạy của giáo viên giáo dục nghề nghiệp trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Thời gian giảng dạy của giáo viên giáo dục nghề nghiệp trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào khoản Điều 2 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

    Giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng
    ...
    2. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn, trong đó:
    a) Một giờ dạy lý thuyết là 45 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;
    b) Một giờ dạy tích hợp (kết hợp cả lý thuyết và thực hành) là 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn;
    c) Một giờ dạy thực hành là 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn.

    Theo đó, thời gian giảng dạy của giáo viên giáo dục nghề nghiệp trong kế hoạch đào tạo được quy định như sau:

    - Một giờ dạy lý thuyết là 45 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn

    - Một giờ dạy tích hợp (kết hợp cả lý thuyết và thực hành) là 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn

    - Một giờ dạy thực hành là 60 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn.

    Lưu ý: Định mức giờ giảng được xác định là số giờ chuẩn cho mỗi nhà giáo phải giảng dạy, được quy định theo năm học.

    Thời gian giảng dạy của giáo viên giáo dục nghề nghiệp trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn được quy định như thế nào?

    Thời gian giảng dạy của giáo viên giáo dục nghề nghiệp trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn được quy định như thế nào?

    Giờ dạy chuẩn của giáo viên giáo dục nghề nghiệp theo quy định mới nhất như thế nào?

    Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH, giờ dạy chuẩn của giáo viên giáo dục nghề nghiệp đã được sửa đổi bổ sung như sau:

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
    ...
    Giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng
    1. Giờ chuẩn là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy trực tiếp hoặc trực tuyến. Một giờ chuẩn giảng dạy trực tuyến được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp.
    Một giờ chuẩn được tính đối với giảng dạy lý thuyết không quá 35 học viên, học sinh, sinh viên; đối với giảng dạy thực hành, tích hợp không quá 18 học viên, học sinh, sinh viên; đối với giảng dạy các ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành không quá 10 học viên, học sinh, sinh viên. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên căn cứ số học viên, học sinh, sinh viên cụ thể của lớp học để quy đổi giờ chuẩn đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của từng ngành, nghề.

    So với khoản 1 Điều 2 Thông tư số 07/2017/TT- BLĐTBXH quy định giờ dạy chuẩn của giáo viên giáo dục nghề nghiệp như sau:

    Giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng, quy mô lớp học
    1. Giờ chuẩn là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy gồm: chuẩn bị giảng dạy; thực hiện giảng dạy; kiểm tra định kỳ kết quả học tập của mô-đun, môn học.

    Theo đó, Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH đã bổ sung giờ giảng trực tuyến vào giờ chuẩn.

    Như vậy, khái niệm giờ dạy chuẩn của giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định lại là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy trực tiếp hoặc trực tuyến.

    Đồng thời cũng bổ sung một số quy định như sau:

    - Một giờ chuẩn được tính đối với giảng dạy lý thuyết không quá 35 học viên, học sinh, sinh viên; đối với giảng dạy thực hành, tích hợp không quá 18 học viên, học sinh, sinh viên;

    - Đối với giảng dạy các ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành không quá 10 học viên, học sinh, sinh viên.

    - Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên căn cứ số học viên, học sinh, sinh viên cụ thể của lớp học để quy đổi giờ chuẩn đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của từng ngành, nghề.

    Nhiệm vụ của giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 3 Thông tư số 07/2017/TT- BLĐTBXH (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH) quy định nhiệm vụ của giáo viên giáo dục nghề nghiệp như sau:

    - Công tác giảng dạy

    + Chuẩn bị giảng dạy: Soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy mô-đun, môn học được phân công giảng dạy;

    + Giảng dạy mô-đun, môn học được phân công theo kế hoạch và quy định của chương trình;

    + Đánh giá kết quả học tập của học viên, học sinh, sinh viên gồm: Soạn đề kiểm tra, coi kiểm tra, đánh giá kiểm tra định kỳ.

    + Coi thi, kiểm tra, đánh giá kết thúc mô-đun, môn học; chấm thi tuyển sinh; chấm thi tốt nghiệp; hướng dẫn, đánh giá chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp; đánh giá kết quả nghiên cứu của học viên, học sinh, sinh viên.

    - Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định.

    - Hướng dẫn sinh viên làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho học viên, học sinh, sinh viên giỏi tham gia kỳ thi các cấp.

    - Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun, môn học được phân công giảng dạy.

    - Tham gia thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn; thiết kế, cải tiến, tự làm đồ dùng, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp.

    - Tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn luyện học viên, học sinh, sinh viên.

    - Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.

    - Tham gia bồi dưỡng cho nhà giáo theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của trường, khoa, bộ môn.

    - Nghiên cứu khoa học; hướng dẫn học viên, học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy và thực tiễn sản xuất.

    - Tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia công tác quản lý đào tạo.

    - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

    Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/3/2023.

    saved-content
    unsaved-content
    136