Loading

10:10 - 18/12/2024

Sẽ giảm định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp từ ngày 01/03/2023 có đúng không?

Tôi muốn hỏi sẽ giảm định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong năm 2023 có đúng không?

Nội dung chính

    Giảm định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong năm 2023 đúng không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH và khoản 5 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

    Định mức giờ giảng
    1. Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm học: Từ 350 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 400 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.

    Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo để quyết định định mức giờ giảng và số giờ tối thiểu mà nhà giáo phải giảng dạy cho phù hợp trong năm học.

    So sánh với quy định hiện hành tại Điều 5 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

    Định mức giờ giảng
    1. Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm học: Từ 380 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 430 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.

    Theo đó, so với quy định hiện hành, Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH đã giảm định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

    Như vậy, kể từ ngày 01/03/2023 định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng, trung cấp trong một năm học từ 01/03/2023 là 350 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 400 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.

    Sẽ giảm định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong năm 2023 có đúng không?

    Sẽ giảm định mức giờ giảng của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp từ ngày 01/03/2023 có đúng không?

    Những đối tượng nào thuộc chế độ giảm định mức giờ giảng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH về chế độ giảm định mức giờ giảng.

    Các đối tượng thuộc chế độ giảm định mức giờ giảng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp bao gồm:

    - Nhà giáo được bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác quản lý;

    - Nhà giáo kiêm công tác Đảng, đoàn thể;

    - Nhà giáo khác:

    + Nhà giáo tham gia học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao vượt quá thời gian quy định;

    + Nhà giáo trong thời gian tập sự;

    + Nhà giáo là nữ có con nhỏ;

    + Nhà giáo trong thời gian thai sản, chữa bệnh dài ngày.

    Viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp và trình độ sơ cấp có được giảm định mức giờ giảng không?

    Căn cứ theo các quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi điểm b khoản 5 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

    Định mức giờ giảng
    ....
    5. Định mức giờ giảng đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
    a) Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng: 8% định mức giờ giảng/năm;
    b) Phó hiệu trưởng: 10% định mức giờ giảng/năm;
    c) Trưởng phòng và tương đương: 14% định mức giờ giảng/năm;
    d) Phó trưởng phòng và tương đương: 18% định mức giờ giảng/năm;
    đ) Đối với viên chức khác: 20% định mức giờ giảng/năm.”

    Đồng thời căn cứ vào khoản 2 Điều 8 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

    Định mức giờ giảng
    ....
    2. Định mức giờ giảng đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
    a) Giám đốc: 8% định mức giờ giảng/năm;
    b) Phó Giám đốc: 10% định mức giờ giảng/năm;
    c) Trưởng phòng hoặc tương đương: 14% định mức giờ giảng/năm;
    d) Phó trưởng phòng hoặc tương đương: 18% định mức giờ giảng/năm;
    đ) Đối với viên chức khác: 20% định mức giờ giảng/năm.

    Theo đó, Viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đăng, trung cấp và trình độ sơ cấp được giảm định mức giờ giảng. Cụ thể mức giảm như sau:

    - Đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp:

    + Trình độ cao đăng, trung cấp:

    ++ Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng: 8% định mức giờ giảng/năm;

    ++ Phó hiệu trưởng: 10% định mức giờ giảng/năm;

    ++ Trưởng phòng và tương đương: 14% định mức giờ giảng/năm;

    ++ Phó trưởng phòng và tương đương: 18% định mức giờ giảng/năm;

    ++ Đối với viên chức khác: 20% định mức giờ giảng/năm

    + Trình độ sơ cấp:

    ++ Giám đốc: 8% định mức giờ giảng/năm;

    ++ Phó Giám đốc: 10% định mức giờ giảng/năm;

    ++ Trưởng phòng hoặc tương đương: 14% định mức giờ giảng/năm;

    ++ Phó trưởng phòng hoặc tương đương: 18% định mức giờ giảng/năm;

    ++ Đối với viên chức khác: 20% định mức giờ giảng/năm.

    Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.

    Nhà giáo, viên chức tham gia giảng dạy giáo dục nghề nghiệp được dạy thêm bao nhiêu giờ một năm?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH và khoản 3 Điều 9 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi điểm b khoản 9 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH.

    Số giờ dậy thêm được quy định như sau:

    - Đối với nhà giáo: Số giờ dạy thêm không vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật lao động hiện hành;

    - Đối với viên chức quản lý; viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp có tham gia giảng dạy: Số giờ dạy thêm không vượt quá 50% định mức giờ giảng quy định.

    Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH sẽ có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.

    saved-content
    unsaved-content
    159