Loading

09:28 - 24/09/2024

Người được bổ nhiệm Thừa phát lại phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?

Thừa phát lại được làm những công việc gì? Thừa phát lại bị tạm đình chỉ hành nghề trong trường hợp nào? Người được bổ nhiệm Thừa phát lại phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?

Nội dung chính


    Thừa phát lại được làm những công việc gì?

    Căn cứ Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định công việc Thừa phát lại được làm:

    Công việc Thừa phát lại được làm

    1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

    2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

    3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

    4. Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

    Như vậy, Thừa phát lại được làm những công việc sau:

    - Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định

    - Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định

    - Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định

    - Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định

    Thừa phát lại được làm những công việc gì? Người được bổ nhiệm Thừa phát lại phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)

    Thừa phát lại bị tạm đình chỉ hành nghề trong trường hợp nào?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    Tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại

    1. Sở Tư pháp nơi Thừa phát lại hành nghề ra quyết định tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại trong các trường hợp sau đây:

    a) Thừa phát lại đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    b) Thừa phát lại đang bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hành chính.

    2. Thời gian tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại không quá 12 tháng.

    3. Sở Tư pháp quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại trước thời hạn trong các trường hợp sau đây:

    a) Có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc bản án đã có hiệu lực của Tòa án tuyên Thừa phát lại không có tội;

    b) Thừa phát lại không còn bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hành chính.

    4. Quyết định tạm đình chỉ, quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại được gửi cho Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại nơi Thừa phát lại làm việc, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh), Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh), Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở và Bộ Tư pháp.

    Như vậy, thừa phát lại có thể bị tạm đình chỉ hành nghề trong các trường hợp dưới đây:

    - Thừa phát lại đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    - Thừa phát lại đang bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hành chính.

    Người được bổ nhiệm Thừa phát lại phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?

    Căn cứ Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại:

    Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại

    1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

    2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

    3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

    4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

    5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

    Như vậy, người được bổ nhiệm Thừa phát lại phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

    - Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

    - Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

    - Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

    - Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại ở nước ngoài

    - Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

     

    saved-content
    unsaved-content
    8