Loading

13:58 - 27/12/2024

Quy định pháp luật về hành vi bỏ rơi con cái

Hành vi bỏ rơi con cái không chỉ vi phạm quyền được nuôi dưỡng và bảo vệ của trẻ mà còn gây ra những tổn thương nghiêm trọng về tâm lý và sự phát triển của trẻ.

Nội dung chính

    Quy định pháp luật về hành vi bỏ rơi con cái

    Theo Điều 6 Luật Trẻ em 2016, các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em bao gồm những hành vi có thể gây tổn hại đến sức khỏe, tâm lý, phát triển và quyền lợi của trẻ. Cụ thể, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

     Các hành vi bị nghiêm cấm
    1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.
    2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
    3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
    4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
    5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

    Có thể thấy, hành vi bỏ rơi con cái là một trong những hành vi nghiêm cấm theo quy định của pháp luật, cụ thể là theo khoản 2 Điều 6 Luật Trẻ em 2016.

    Hành vi bỏ rơi con cái không chỉ vi phạm quyền được nuôi dưỡng và bảo vệ của trẻ mà còn gây ra những tổn thương nghiêm trọng về tâm lý và sự phát triển của trẻ. 

    Quy định pháp luật về hành vi bỏ rơi con cái

    Quy định pháp luật về hành vi bỏ rơi con cái (Hình từ Internet) 

    Khi cha mẹ có hành vi bỏ rơi con cái bị xử phạt hành chính như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em

    Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật;
    b) Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.
    2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em.

    Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi cha mẹ khi bỏ mặc con cái tự sinh sống buộc trẻ em không sống cùng gia đình sẽ bị xử phạt hành chính cao nhất lên đến 15.000.000 đồng. Đối với hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 - 25.000.000 đồng.

    Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm giải quyết vấn đề khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi?

    Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

    Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
    1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.
    Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
    Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.
    Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
    … 

    Theo quy định hiện hành, khi phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, bạn cần lập tức thông báo cho Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an cấp xã nơi phát hiện trẻ để các cơ quan chức năng tiến hành các thủ tục tiếp nhận và xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.

    Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ vào khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:

    Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
    ...
    3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
    Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi".

    Theo quy định, nếu sau thời hạn 7 ngày liên tục niêm yết thông tin về trẻ bị bỏ rơi tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã mà không có thông tin về cha mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo cho tổ chức hoặc cá nhân đang nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ bị bỏ rơi tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ.

    Trong trường hợp không có căn cứ để xác định ngày tháng sinh và nơi sinh của trẻ bị bỏ rơi, thì ngày tháng sinh và nơi sinh của trẻ sẽ được xác định theo ngày tháng và địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Năm sinh của trẻ được xác định dựa trên thể trạng. Quốc tịch của trẻ bị bỏ rơi được xác định là quốc tịch Việt Nam. Phần thông tin về cha mẹ trong giấy khai sinh sẽ để trống, đồng thời ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.

    saved-content
    unsaved-content
    50