Loading

14:58 - 14/11/2024

Sinh viên nào được miễn học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh?

Sinh viên nào được miễn học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh? Học môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh nhằm mục đích gì?

Nội dung chính

    Sinh viên nào được miễn học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh?

    Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định đối tượng được miễn, tạm hoãn học môn học GDQP&AN:

    Điều 4. Đối tượng được miễn, tạm hoãn học môn học GDQP&AN
    1. Đối tượng được miễn học môn học GDQP&AN:
    a) Học sinh, sinh viên có giấy chứng nhận sĩ quan dự bị hoặc bằng tốt nghiệp do các trường quân đội, công an cấp;
    b) Học sinh, sinh viên đã có chứng chỉ GDQP&AN tương ứng với trình độ đào tạo;
    c) Học sinh, sinh viên là người nước ngoài.
    2. Đối tượng được miễn học, miễn thi học phần, nội dung trong chương trình GDQP&AN, gồm: học sinh, sinh viên có giấy xác nhận kết quả học tập các học phần, nội dung đó đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.
    3. Đối tượng được miễn học, các nội dung thực hành kỹ năng quân sự:
    a) Học sinh, sinh viên là người khuyết tật, có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
    b) Học sinh, sinh viên không đủ sức khỏe về thể lực hoặc mắc những bệnh lý thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành;
    c) Học sinh, sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân.
    [...]

    Như vậy, sinh viên được miễn học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Sinh viên có giấy chứng nhận sĩ quan dự bị hoặc bằng tốt nghiệp do các trường quân đội, công an cấp

    - Sinh viên đã có chứng chỉ GDQP&AN tương ứng với trình độ đào tạo

    - Sinh viên là người nước ngoài

    Sinh viên nào được miễn học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh?

    Sinh viên nào được miễn học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh? (Hình từ Internet)

    Học môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh nhằm mục đích gì?

    Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định vị trí, mục tiêu môn học như sau:

    Điều 2. Vị trí, mục tiêu môn học
    1. GDQP&AN là nội dung cơ bản trong việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục của các cơ sở giáo dục.
    2. Môn học GDQP&AN trang bị cho học sinh, sinh viên những hiểu biết cơ bản về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về quốc phòng và an ninh; truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự, kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

    Như vậy, học môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh nhằm các mục đích sau:

    - Trang bị cho học sinh, sinh viên những hiểu biết cơ bản về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về quốc phòng và an ninh;

    - Trang bị cho học sinh, sinh viên về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam;

    - Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân;

    - Có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự, kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

    Sinh viên có quyền và nghĩa vụ gì?

    Căn cứ Luật Giáo dục 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của sinh viên như sau:

    [1] Quyền của sinh viên quy định tại Điều 83 Luật Giáo dục 2019

    - Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

    - Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.

    - Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.

    - Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

    - Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.

    - Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

    - Được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.

    - Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.

    - Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.

    - Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.

    [2] Nhiệm của sinh viên quy định tại Điều 82 Luật Giáo dục 2019

    - Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.

    - Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ, quy chế của cơ sở giáo dục; chấp hành quy định của pháp luật.

    - Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.

    - Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục.

    - Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục.

    saved-content
    unsaved-content
    335