Loading

09:02 - 18/12/2024

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu trong trường hợp nào? Chế độ tài sản chung của vợ chồng thực hiện theo những nguyên tắc nào?

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu trong trường hợp nào? Chế độ tài sản chung của vợ chồng thực hiện theo những nguyên tắc nào? - Câu hỏi của chị Phương (An Giang)

Nội dung chính

    Chế độ tài sản chung của vợ chồng cần được thực hiện theo những nguyên tắc nào?

    Căn cứ tại Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

    Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng
    1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
    2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
    3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

    Theo đó, chế độ tài sản chung của vợ chồng cần được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

    - Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

    - Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

    - Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

    Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu trong trường hợp nào? Chế độ tài sản chung của vợ chồng thực hiện theo những nguyên tắc nào?

    Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu trong trường hợp nào? Chế độ tài sản chung của vợ chồng thực hiện theo những nguyên tắc nào?

    Tài sản là nhà ở mang tên của vợ có trước khi kết hôn có được xem là tài sản riêng của người vợ không?

    Căn cứ tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

    Tài sản riêng của vợ, chồng
    1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
    2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

    Như vậy, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (nhà ở) của người chồng có trước khi kết hôn được xác định là tài sản riêng của người vợ. Người chồng không có quyền đối với quyền sử dụng đất, nhà ở.

    Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu trong trường hợp nào?

    Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu, cụ thể như sau:

    Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu
    Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
    2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
    a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
    b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
    c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
    d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
    đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
    e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    - Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

    + Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

    + Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

    + Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

    + Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

    + Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

    + Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    saved-content
    unsaved-content
    162