Loading


Bản sao Giấy chứng nhận đất đai bao gồm các loại gì? Quy định về bản sao Sổ đỏ 2024 như thế nào?

Bản sao Giấy chứng nhận về đất đai bao gồm các loại gì? Quy định về bản sao Sổ đỏ 2024 như thế nào? Thực hiện lưu trữ hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận ra sao?

Nội dung chính

    Bản sao Giấy chứng nhận về đất đai bao gồm các loại gì?

    Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định bản sao các loại Giấy chứng nhận bao gồm:

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

    - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

    - Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

    Như vậy, bản sao cái loại Giấy chứng nhận bao gồm 06 Giấy chứng nhận theo quy định trên.

    Bản sao Giấy chứng nhận đất đai bao gồm các loại gì?

    Bản sao Giấy chứng nhận về đất đai bao gồm các loại gì? (Hình từ Internet)

    Quy định về bản sao Sổ đỏ 2024 như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định Bản sao Giấy chứng nhận (còn được gọi là Bản sao Sổ đỏ) như sau:

    - Bản sao Giấy chứng nhận được sao hoặc được quét từ bản gốc Giấy chứng nhận trước khi trao cho người sử dụng đất.

    - Đối với hồ sơ địa chính được lập trước ngày Thông tư 10/2024/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành mà chưa quét được bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp thì quét bản lưu Giấy chứng nhận đã cấp trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai hoặc quét bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp khi thực hiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất, bao gồm:

    + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản màu trắng) được cơ quan có thẩm quyền ký để lưu theo quy định tại Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMTQuyết định 08/2006/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    + Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (bản màu xanh) được cơ quan có thẩm quyền ký để lưu theo quy định tại Nghị định 60/CP năm 1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị;

    + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được sao để lưu theo quy định tại Thông tư 17/2009/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

    + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do người sử dụng đất nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động;

    + Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

    Như vậy, bản sao Sổ đỏ 2024 được quy định như trên.

    Thực hiện lưu trữ hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận ra sao?

    Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định lưu trữ hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận như sau:

    - Hồ sơ lưu trữ khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, gồm:

    + Các giấy tờ do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;

    + Các giấy tờ do các cơ quan có thẩm quyền lập trong quá trình giải quyết thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;

    + Giấy chứng nhận đã được thu hồi.

    Sau khi thu hồi Giấy chứng nhận, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đóng dấu “Đã thu hồi” vào Giấy chứng nhận đã cấp để lưu trữ.

    - Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT được lưu trữ, tập hợp thành hồ sơ cho từng thửa đất, từng căn hộ, được sắp xếp và đánh số thứ tự theo thứ tự thời gian ghi vào sổ địa chính của hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu; số thứ tự hồ sơ gồm 06 chữ số và được đánh số liên tục, tiếp theo số thứ tự của các hồ sơ đã lập trước ngày Thông tư 10/2024/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành.

    + Trường hợp đăng ký đất đai lần đầu mà người sử dụng đất đề nghị cấp chung một Giấy chứng nhận cho nhiều thửa đất nông nghiệp thì lập một hồ sơ chung cho các thửa đất đó.

    + Trường hợp đăng ký đất đai chung cho nhiều thửa đất mà không cấp Giấy chứng nhận thì lập một hồ sơ chung cho các thửa đất đó.

    + Trường hợp đăng ký biến động mà tách thửa đất để tạo thành các thửa đất mới thì lập riêng hồ sơ cho từng thửa đất mới tách.

    + Trường hợp đăng ký biến động mà hợp thửa đất thì lập hồ sơ cho thửa đất mới hợp trên cơ sở hợp nhất các hồ sơ của các thửa đất trước khi hợp thửa.

    - Địa phương đã triển khai thực hiện đăng ký đất đai bằng phương tiện điện tử thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT được lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai.

    + Trường hợp địa phương chưa thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký đất đai bằng phương tiện điện tử thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT được số hóa và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai.

    - Mã hồ sơ thủ tục đăng ký biến động để tra cứu hồ sơ đăng ký biến động, thể hiện bằng 03 bộ mã số đặt liên tiếp nhau có dấu “chấm” ngăn cách dưới dạng (ST.MB.TB), trong đó:

    + ST là số thứ tự của hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT;

    + MB là mã của loại hình biến động được thể hiện bằng ký hiệu theo quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT;

    + TB là số thứ tự đăng ký biến động của mỗi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT được thể hiện bằng 03 chữ số, bắt đầu từ số 001.

    Như vậy, việc thực hiện lưu trữ hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận được quy định như trên.

    saved-content
    unsaved-content
    62