Loading


Chỉ tiêu thống kê giáo dục các trường tiểu học được quy định cụ thể ra sao?

Chỉ tiêu thống kê giáo dục các trường tiểu học được quy định cụ thể ra sao?

Nội dung chính

    Chỉ tiêu thống kê giáo dục các trường tiểu học được quy định cụ thể ra sao?

    Theo quy định tại Tiểu mục 2.1 Mục 2 Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 19/2017/TT-BGDĐT thì:

    2101. Số trường tiểu học

    a. Khái niệm, phương pháp tính

    - Trường tiểu học: Là cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện tổ chức dạy học chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ GDĐT quy định, có đủ các điều kiện thành lập và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường tiểu học, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước.

    - Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là cơ sở đạt được các tiêu chuẩn quy định hiện hành.

    + Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 là trường đạt một số các tiêu chuẩn, tiêu chí được quy định để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học.

    + Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 là trường đạt một số các tiêu chuẩn, tiêu chí được quy định để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện mức độ cao hơn so với mức độ 1, tạo tiền đề tiếp cận với trình độ phát triển của trường tiểu học ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

    - Loại hình:

    Công lập: do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.

    Tư thục: do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm bảo kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

    - Loại trường chuyên biệt:

    + Trường phổ thông dân tộc bán trú;

    + Trường, lớp dành cho người khuyết tật.

    2. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình;

    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    - Loại trường;

    - Đạt chuẩn quốc gia.

    c. Kỳ công bố: Năm.

    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý giáo dục các cấp và đơn vị cơ sở giáo dục.

    2102. Số lớp

    a. Khái niệm, phương pháp tính

    - Lớp học: là một tổ chức của trường học, gồm các học sinh học cùng một chương trình giáo dục, hoặc nhiều chương trình giáo dục do một giáo viên giảng dạy hoặc do nhiều giáo viên giảng dạy, nhưng có sự quản lý trực tiếp của 1 giáo viên chủ nhiệm.

    - Số lớp tiểu học bao gồm tổng số lớp học từ lớp 1 đến lớp 5.

    - Lớp học 2 buổi/ngày: là lớp học được tổ chức dạy học ở trường cả buổi sáng và buổi chiều (lớp học từ 9 buổi hoặc 10 buổi trong một tuần).

    - Lớp ghép: là lớp học gồm các học sinh học nhiều chương trình giáo dục của nhiều khối lớp.

    b. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình;

    - Loại lớp;

    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    - Khối lớp.

    c. Kỳ công bố: Năm.

    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục tiểu học.

    2103. Số phòng học

    a. Khái niệm, phương pháp tính

    - Số phòng học cấp tiểu học: bao gồm số phòng học trường tiểu học, phòng học của cấp tiểu học trong các trường phổ thông có nhiều cấp học.

    - Phòng học: là cơ sở vật chất của trường học, nơi học sinh thường xuyên đến học theo từng lớp học để nghe giáo viên giảng bài.

    - Loại phòng:

    Phòng học kiên cố: là các phòng học được xây dựng bằng chất liệu bền vững. Phòng học kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà xây nhiều tầng, nhà lắp ghép kết cấu bê tông nhiều tầng, nhà một tầng mái bê tông, niên hạn sử dụng trên 20 năm.

    Phòng học bán kiên cố: gồm các phòng học có chất lượng xây dựng và thời hạn sử dụng thấp so với nhà kiên cố, niên hạn sử dụng từ 10 đến 20 năm. Phòng học bán kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà có tường xây hay ghép gỗ, mái ngói hoặc mái tôn.

    Phòng học tạm: là các phòng học không thuộc các nhóm trên. Gồm các phòng học ở các nhà có kết cấu vật liệu đơn giản như nhà có vách lá dừa, lá tranh, đất... mái nhà bằng lá dừa, tre, nứa...các loại lều lán, trại và những nơi tận dụng có tính chất tạm thời.

    b. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình;

    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    - Loại phòng.

    c. Kỳ công bố: Năm.

    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục tiểu học.

    2104. Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

    a. Khái niệm, phương pháp tính

    - Cán bộ quản lý: bao gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại các trường tiểu học;

    - Giáo viên tiểu học (tổng số tính cả hợp đồng từ 1 năm trở lên): là giáo viên dạy tại các trường tiểu học và dạy cấp tiểu học tại các trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt;

    - Giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo: là những giáo viên có bằng trung cấp sư phạm.

    - Giáo viên đạt trình độ trên trình độ chuẩn được đào tạo: là những giáo viên có bằng cao đẳng sư phạm trở lên.

    - Nhân viên: là người đang làm việc tại các trường tiểu học ở các vị trí công việc như (nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị, nhân viên làm công tác y tế trường học, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, nhân viên khác).

    b. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình;

    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

    - Giới tính;

    - Dân tộc;

    - Trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp;

    - Nhóm tuổi;

    - Biên chế.

    c. Kỳ công bố: Năm.

    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

    2105. Số học sinh tiểu học

    a. Khái niệm, phương pháp tính

    - Học sinh tiểu học: là học sinh học trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi đang học tại các khối từ lớp 1 đến lớp 5 tại các trường tiểu học, các trường phổ thông nhiều cấp học và trường chuyên biệt.

    - Học sinh dân tộc: là học sinh thuộc các dân tộc không phải là dân tộc Kinh.

    - Học sinh tuyển mới: là học sinh mới được tuyển vào học ở các lớp đầu cấp học (lớp 1) hoặc học sinh đã bỏ học ở các lớp khác, nay trở lại học vào kỳ khai giảng.

    - Học sinh khuyết tật học hòa nhập: là học sinh bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn và được ra lớp học chung với người không khuyết tật tại các cơ sở giáo dục (trích Điều 2, Luật số 51/2010/QH12 - Luật Người khuyết tật).

    - Học sinh lưu ban: là học sinh không hoàn thành chương trình lớp học, được hiệu trưởng quyết định ở lại lớp, học lại chương trình giáo dục khối lớp đó trong năm học kế tiếp.

    - Số học sinh học 2 buổi/ngày: là số học sinh được tổ chức học tập ở nhà trường cả buổi sáng và buổi chiều (tức là số học sinh học 9 buổi hoặc 10 buổi trong một tuần).

    b. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình:

    - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    - Khối lớp;

    - Giới tính;

    - Dân tộc;

    - Đối tượng chính sách;

    - Khuyết tật;

    - Tuyển mới/ lưu ban/ bỏ học;

    - Độ tuổi;

    - Hai buổi/ngày.

    c. Kỳ công bố: Năm.

    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục tiểu học.

    2106. Số học sinh bình quân 1 giáo viên, số học sinh bình quân 1 lớp học, số giáo viên bình quân 1 lớp học

    a. Các khái niệm, phương pháp tính:

    - Số học sinh bình quân một giáo viên là tỷ số giữa tổng số học sinh và tổng số giáo viên của cấp tiểu học.

    Công thức tính:

    Số học sinh bình quân giáo viên cấp tiểu học năm học t

    =

    Số học sinh cấp tiểu học đang học năm học t

    Số giáo viên cấp tiểu học đang giảng dạy năm học t

    - Số học sinh bình quân một lớp học là tỷ số giữa tổng số học sinh và tổng số lớp học của cấp tiểu học.

    Công thức tính:

    Số học sinh bình quân một lớp học cấp tiểu học năm học t

    =

    Số học sinh cấp tiểu học đang học năm học t

    Số lớp học cấp tiểu học năm học t

    - Số giáo viên bình quân một lớp học là tỷ số giữa tổng số giáo viên và tổng số lớp học của cấp tiểu học.

    Công thức tính:

    Số giáo viên bình quân một lớp học cấp tiểu học năm học t

    =

    Số giáo viên cấp tiểu học đang giảng dạy năm học t

    Số lớp học cấp tiểu học năm học t

    b. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình;

    - Tỉnh, thành phố;

    c. Kỳ công bố: Năm.

    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục tiểu học.

    2107. Tỷ lệ học sinh đi học cấp tiểu học

    a. Các khái niệm, phương pháp tính

    - Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp tiểu học là số phần trăm giữa số học sinh đang học cấp tiểu học so với tổng dân số ở độ tuổi từ 6 - 10 tuổi.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp tiểu học năm học t (%)

    =

    Số học sinh đang học cấp tiểu học năm học t

    x 100

    Dân số trong độ tuổi từ 6-10 trong năm học t

    - Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp tiểu học là số phần trăm giữa số học sinh tuổi từ 6-10 tuổi đang học cấp tiểu học so với tổng dân số trong độ tuổi từ 6 - 10 tuổi.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ học sinh đi học đúng cấp tiểu học năm học t (%)

    =

    Số học sinh trong độ tuổi từ 6-10 tuổi đang học tiểu học năm t

    x 100

    Dân số trong độ tuổi từ 6-10 trong năm học t

    b. Phân tổ chủ yếu

    - Chung/đúng tuổi;

    - Cấp học;

    - Giới tính;

    - Dân tộc;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

    c. Kỳ công bố: Năm.

    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục tiểu học.

    2108. Tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đúng độ tuổi, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học

    a. Các khái niệm, phương pháp tính

    - Tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học là số phần trăm giữa số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học so với số học sinh học lớp 5 cuối năm học đó.

    - Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đúng độ tuổi là số phần trăm giữa số học sinh 11 tuổi được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học so với số học sinh học lớp 5 của cuối năm học đó.

    - Tỷ lệ hoàn thành cấp tiểu học: là số phần trăm giữa số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học năm học (t+4) so với số học sinh lớp 1 đầu năm học (t).

    b. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình;

    - Tỉnh, thành phố;

    - Dân tộc;

    - Giới tính;

    - Khuyết tật.

    c. Kỳ công bố: Năm.

    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục tiểu học.

    Trên đây là nội dung quy định về chỉ tiêu thống kê giáo dục các trường tiểu học. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 19/2017/TT-BGDĐT.

     

    saved-content
    unsaved-content
    247
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ